Vàng thế giới tăng liền 2 phiên liên tiếp trong ngày thứ Năm, tuy nhiên khi giá vàng tăng thì đồng đô la lại suy yếu, đó cũng là một thông tin tốt đối với tất cả các nhà đầu tư vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có dự báo lạm phát có thể tăng trong năm nay.
Vàng thế giới tăng cao trong khi đồng USD giảm
Naeem Aslam, Giám đốc phân tích thị trường tại ThinkMarkets nhận định: “Hiện tại, chúng tôi không thấy bất kỳ diễn biến đáng chú ý nào của giá vàng diễn ra trên thị trường. Tuy nhiên, theo dữ liệu ISM thì giá vàng đang rút khỏi mức cao”. Cụ thể, Viện Quản lý ISM cho biết chỉ số sản xuất hạ từ 59.3% trong tháng 12/2017 xuống 59.1% trong tháng 1/2018, cao hơn dự báo 58.6% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của MarketWatch.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá vàng dao động trong tháng 4 từ 4.80 USD (tương đương gần 0.4%) lên 1,347.90 USD/ounce, sau khi dao động tại mức cao trên 1,350 USD/ounce. Theo CNBC cũng trong ngày thứ Năm giá vàng hạ xuống 0.17% còn 1,342.39 USD/ounce.
Đồng USD đã không thể thoát khỏi đà suy yếu gần đây, khi chỉ số đồng USD vẫn dao động ở mức thấp trong 3 năm. Vào ngày thứ Năm, chỉ số đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm 0.5% xuống 88.728. Vàng và đồng USD thường di chuyển ngược chiều.
Bên cạnh đó, lãi suất tăng cao theo sau đó là lợi suất cũng tăng đều có thể được xem là tác động tiêu cực đến vàng, một phần vì kim loại quý không đem lại lợi suất và vì lợi suất tăng cao có thể làm giá của đồng USD tăng cao. Lợi suất tiếp tục nhảy vọt trong ngày thứ Năm, trong đó lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng lên trên mức 2.75%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2014.