Chỉ báo MFI là một công cụ phân tích được nhiều nhà giao dịch sử dụng trong việc xây dựng chiến lược. Chỉ báo này không chỉ được sử dụng trong Forex mà trong thị trường chứng khoán nói chung cũng rất phổ biến. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về chỉ số MFI và cách sử dụng nó trong giao dịch như thế nào.
Phụ Lục
Chỉ báo MFI là gì?
Chỉ báo MFI ( Money Flow Index ) hay chỉ báo sức mạnh dòng tiền là một công cụ phân tích kỹ thuật, giúp khách hàng xác nhận trạng thái quá mua và quá bán của một một sản phẩm tài chính.
Loại chỉ báo này có thể dùng để nhận biết sự phân kỳ giá hoặc xu hướng giá thị trường trong tương lai. Chỉ báo MFI có tính chất hoạt động tương đối giống đường RSI nhưng kết hợp cả dữ liệu về giá và khối lượng giao dịch để phân tích.
Công thức tính chỉ báo MFI
Giá đặc trưng = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa)/3
Lượng dòng tiền = giá đặc trưng * khối lượng giao dịch
Tỷ lệ dòng tiền = Dòng Tiền Dương/Dòng Tiền Âm
Chỉ số MFI = 100 – [100/(1 + tỷ lệ dòng tiền)]
Trong đó:
- Dòng tiền dương: tổng các dòng tiền dương trong một số kỳ nhất định
- Dòng tiền âm: tổng các dòng tiền âm trong một số kỳ nhất định
Ý nghĩa chỉ số MFI
Từ công thức tính toán này, ta có thể thấy được sự khác biệt của chỉ báo MFI so với chỉ báo RSI dù cùng là chỉ báo động lượng. Chỉ báo MFI về bản chất chính là chỉ báo RSI kết hợp thêm khối lượng giao dịch. Do RSI và MFI khá tương đồng nên cách sử dụng cả 2 đôi lúc khá giống nhau.
Chỉ báo MFI được xem như một phiên bản nâng cấp của RSi khi có sự kết hợp của khối lượng giao dịch vào phân tích. Những tín hiệu mà MFI mang lại cũng tương tự như RSI nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn. 2 tín hiệu cơ bản mà MFI cung cấp:
- Xác định được mức quá mua và quá bán của thị trường
- Sử dụng sự phân kỳ của MFI với hành động giá để nhận biết thời điểm đảo chiều giá
Cách sử dụng chỉ báo MFI
Xác định vùng quá mua và quá bán
Mức quá mua: khi chỉ số MFI trên 80, khi chỉ báo giao với vùng quá mua là dấu hiệu đặt lệnh bán
Mức quá bán: khi chỉ số MFI giảm dưới 20, khi chỉ báo giao với vùng quá bán là dấu hiệu đặt lệnh mua
Giao dịch được xem là quá mua, nếu chỉ số tăng trên 80. Một dấu hiệu bán xuất hiện, khi chỉ số giao với giới hạn khu vực quá mua ở trên.
Giao dịch được xem là quá bán, nếu chỉ số giảm dưới 20. Một dấu hiệu mua xuất hiện, khi chỉ số giao với giới hạn khu vực quá bán ở dưới.
Nhận biết thời điểm đảo chiều qua sự phân kỳ
Hiện tượng phân kỳ là khi chỉ báo MFI có hướng ngược lại với hành động giá, dự báo cho xu hướng đảo chiều sắp xảy ra.
- Đảo chiều theo xu hướng tăng: MFI vượt trên mức 20 nhưng giá lại liên tục giảm
- Đảo chiều theo xu hướng giảm: MFI giảm dưới mức 80 và giá liên tục tăng.
Hạn chế của chỉ báo MFI
Dù hiệu quả giao dịch chỉ báo MFI mang đến nhiều như thế nào nhưng nó hoàn toàn có thể cho một tín hiệu sai. Có thể tín hiệu ban đầu mà chỉ số MFI đưa ra rất tốt nhưng cuối cùng nó lại không hoạt động như mong muốn dẫn đến thua lỗ. Ví dụ sự phân kỳ của chỉ báo và giá lại không dẫn đến sự đảo chiều nào trong thị trường.
Bất kỳ chỉ báo phân tích nào cũng đều có lợi thế và hạn chế, không thể chính xác tuyệt đối. Để đảm bảo, các nhà giao dịch nên cần trau dồi thêm kinh nghiệm sử dụng cũng như kết hợp thêm các loại chỉ báo khác để mang đến kết quả chắc chắn hơn.
Dù chỉ báo MFI không được phổ biến như RSI nhưng lại được rất nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng. Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu về chỉ báo MFI cũng như cách vận dụng nó trong giao dịch sao cho hiệu quả.