Thị trường châu Á ít biến động vào thứ Sáu khi thỏa thuận kích thích kinh tế của Mỹ vẫn nằm ngoài tầm với và các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu mới của Hoa Kỳ về thiệt hại kinh tế từ đại dịch virus corona.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) đã giảm 0,11%. Chỉ số chuẩn S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,86% do giá dầu và đồng giảm, gây áp lực lên ngành tài nguyên.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản (N225) tăng 0,19% khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) giao dịch trở lại bình thường sau sự cố ngừng hoạt động tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm 0,23% do gói kích thích kinh tế bổ sung vẫn khó đạt được thỏa thuận, bất chấp những nỗ lực mới từ các nhà đàm phán của Washington.
Sau một ngày đàm phán, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói với các phóng viên rằng bà không mong đợi một thỏa thuận sắp xảy ra với chính quyền Trump. Vẫn chưa rõ liệu các nhà hoạch định chính sách có thể hoàn thành điều gì đó trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 hay không.
“Rủi ro sẽ xảy ra nếu các nguồn thu nhập cá nhân tiếp tục giảm, nó cũng có khả năng phục hồi nhưng sẽ rất chậm, thậm chí có khả năng có thể bị đảo ngược. Sự bế tắc tài chính này có thể dẫn đến các khoản hỗ trợ bổ sung của chính phủ cho các hộ gia đình khó khăn” nhà phân tích tiền tệ Kim Mundy của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (OTC: CMWAY) cho biết trong một thông báo.
Thị trường chứng khoán và trái phiếu, thị trường ngoại hối và hàng hóa tương lai của Trung Quốc đóng cửa từ ngày 1-8 tháng 10 để nghỉ lễ Tuần lễ Vàng. Thị trường Hàn Quốc và Hồng Kông cũng đóng cửa vào thứ Sáu để nghỉ lễ.
Thị trường Hoa Kỳ khởi đầu quý IV bằng cách đóng cửa trong khi đồng đô la giảm, các nhà đầu tư theo dõi các cập nhật về kích thích trong suốt cả ngày.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJI) tăng 0,13% vào thứ Năm. S&P 500 (SPX) tăng 0,53% và Nasdaq Composite (IXIC) tăng 1,42%.
Chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ đang bắt đầu chậm lại do thị trường việc làm không ổn định. Nếu các nhà hoạch định chính sách không thể đồng ý về việc hỗ trợ nhiều hơn, nền kinh tế Mỹ có thể mất thêm động lực.
Trọng tâm thị trường chuyển sang báo cáo của Bộ Lao động về bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp vào cuối ngày thứ Sáu, sau thông báo sa thải mới từ Disney và Goldman Sachs.
Các chỉ số đồng USD được niêm yết ở 93,811, sau gần một tuần giảm xuống do nghi ngờ về cuộc đàm phán Mỹ về việc kích thích kinh tế. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc , đô la Úc, New Zealand và Canada đều tăng giá so với USD.
Vàng giao động giảm 0,4% xuống 1.897,41 USD/ounce, ghi nhận tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 11 năm 2016, trong khi giá dầu tiếp tục giảm thêm 10% trong tháng 9.
Dầu thô Brent giao sau giảm 1,0% ở mức 40,52 USD/thùng tại châu Á vào thứ sáu, trong khi giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ giảm 1,03% ở mức 38,33 USD/thùng.
Giá dầu giảm hơn 3% vào thứ Năm do các ca nhiễm coronavirus gia tăng trên khắp thế giới làm giảm mục tiêu nhu cầu, trong khi sản lượng thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ tăng vào tháng trước cũng gây áp lực lên giá.