Tìm hiểu kỹ về mối tương quan tiền tệ sẽ giúp bạn hiểu hơn về thị trường và cách vận hành của nó. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mối quan hệ tương quan tiền tệ và một số nghiên cứu về mối quan hệ này.
Tìm hiểu về tương quan tiền tệ
“Tương quan” là một từ ngữ có thể sử dụng cả trong cuộc sống hàng ngày và trong thuật ngữ khoa học. Khi sử dụng trong đời sống hàng ngày thì ta có có thể dùng từ “tương quan” tương đối tùy ý, tuy nhiên nếu muốn dùng trong khoa học thì đòi hỏi phải chính xác. Tương quan đề cập tới mức độ liên quan giữa đối tượng này với đối tượng khác.
Tính tương quan được xác định bằng một thước đo thống kê có tên là hệ số tương quan với thang đo nằm trong khoảng từ -1 đến +1. Hệ số tương quan bằng +1 khi mối tương quan là hoàn toàn dương và bằng -1 khi mối tương quan là hoàn toàn âm.
Hệ số tương quan bằng 0 thể hiện là không có tương quan. Tương quan hoàn toàn dương (HS tương quan = +1) cho biết rằng một tiền tệ sẽ luôn biến động cùng hướng với tiền tệ còn lại trong cặp tương quan. Trái lại, cặp tương quan hoàn toàn âm (HS tương quan =-1) sẽ luôn biến động ngược chiều nhau.
Trong lĩnh vực khoa học, khi hệ số tương quan bằng 0 tức là hai biến hoàn toàn không liên quan tới nhau. Tuy nhiên thì trong Forex không thể xuất hiện trường hợp hoàn toàn không liên quan này, bởi mọi thứ trong Forex luôn có quan hệ dù ít dù nhiều. Bởi vậy trong trường hợp này chúng ta sẽ nhận định rằng không thể dự đoán được chuyển động của một tiền tệ sẽ có tác thế nào tới tiền tệ còn lại – giống như khi ta tung đồng xu vậy, kết quả là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Tùy thuộc vào các hệ số tương quan mà mỗi nhà phân tích sẽ đưa ra các thang đánh giá mức độ từ yếu đến mạnh khác nhau. Một số cho rằng hệ số tương quan phải đạt ít nhất là bằng 0,6 thì mối quan hệ giữa hai đại lượng mới đáng tin cậy, số khác thì lại cho rằng con số này phải là 0,7 mới ổn. Sau đây là một phiên bản phân chia thang đánh giá mức độ tương quan:
Từ 0 đến 0,4: Không tương quan hoặc tương quan yếu
0,5-0,6: Tương quan vừa phải nhưng không đáng tin cậy
0,7-0,8: Tương quan cao
0,9-1,0: Tương quan mạnh
Tương quan hoàn hảo 100% (dù là âm hay dương) chỉ có thể xuất hiện trong Forex trong khoảng thời gian rất ngắn. Việc này là do mỗi tiền tệ đều gắn với các điều kiện tại quốc gia phát hành ra chúng, mà điều kiện giữa các quốc gia thì chẳng bao giờ giống nhau y hệt. Điều này dẫn tới một vấn đề hết sức quan trọng: khi quan sát các bảng tương quan tiền tệ trên internet, bạn có thể biết được hệ số tương quan của Tiền tệ A so với Tiền tệ B, tuy nhiên hãy chú ý xem xét thời gian của số liệu này. Một vài trang web còn chẳng cho bạn biết các số liệu hệ số tương quan này được tính trong khoảng thời gian nào nữa đấy!
Nguyên nhân chính của việc bạn sẽ thấy các hệ số tương quan khác nhau trên nhiều trang web là bởi khoảng thời gian thực hiện tính toán không được xác định rõ ràng. Sẽ có lúc một trang web đưa ra thông tin rằng cặp USD/CAD có hệ số tương quan bằng 70% khi xét với cặp AUD/USD, nhưng rồi trên các trang khác thì con số này lại là 96% hay 45%. Tất cả thông số trên các trang trên đều có thể là số dúng, chỉ là chúng được tính trên các khoảng thời gian khác nhau mà thôi.
Một nguyên nhân khác gây ra khác biệt trong kết quả tính hệ số tương quan là do khối lượng dữ liệu được xem xét khi tính toán là không giống nhau. Kết quả thu được khi xem xét một năm dữ liệu sẽ khác với khi xem xét thông tin của 10 năm. Và xin hãy nhớ rằng giao dịch Forex không phải là thử nghiệm khoa học. Bạn có thể cần dữ liệu trong 10 năm để tiến hành các thử nghiệm khoa học mà trong đó hành vi của các đối tượng có thể được giả định là nhất quán.
Tuy nhiên thì đối tượng chúng ta cần đo lường trong Forex là các hành vi của con người, mà các hành vi này tuy đôi lúc có nhất quán theo thời gian nhưng các hành vi diễn ra càng gần thì sẽ càng quan trọng đối với tương lai sắp tới. Điều này tạo nên một xung đột lợi ích, đó là bạn vừa muốn lượng lớn dữ liệu, lại vừa muốn cả dữ liệu gần đây vì chúng ảnh hưởng nhiều hơn tới quyết định giao dịch của mình.
Các bài viết liên quan:
- Nên giao dịch theo nhóm hay giao dịch riêng lẻ?
- Chiến lược giao dịch với mô hình nến xuyên
- Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands
Các trường hợp nghiên cứu
Trong Forex, chúng ta luôn nói về hai loại tiền tệ đi kèm nhau. Một cặp tương quan sẽ di chuyển theo cùng một hướng và gần như cùng mức độ với đồng tiền thứ ba. Đây là trường hợp diễn ra với đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ. Do mối quan hệ giao thương mạnh mẽ giữa các nước châu Âu và Thụy Sĩ, đồng Franc Thụy Sĩ có xu hướng di chuyển theo cùng xu hướng với đồng Euro đối với đồng Đô la.
Mối tương quan giữa đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ so với đồng Đô la dao động từ -0,85 đến -1,00. Tại sao hệ số tương quan trong trường hợp này lại mang dấu âm? Câu trả lời nằm trong quy ước báo giá. Đồng Euro đứng trước trong báo giá của cặp EUR/USD và đồng Đô là thì đứng trước trong báo giá của cặp USD/CHF.
Bỏ qua dấu trừ khi quy ước báo giá khác nhau – hệ số tương quan cao cho biết đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ đang biến động liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu bạn đang mua vào đồng Euro thì cũng không nên bán ra đồng Franc Thụy Sĩ.
Với cách suy luận như vậy, khi bạn mua vào cả đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ thì tức là bạn đang nhân đôi mức cược so với đồng Đô la chứ không hề đa dạng hóa danh mục của mình từ việc giao dịch đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ. Bản chất của đa dạng hóa là khi bạn nắm giữ một tiền tệ có mức tương quan dương cao và một tiền tệ khác có mức tương quan âm cao.
Mối tương quan giữa đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ đã diễn ra trong suốt bấy lâu qua, lâu đến nỗi điều này đã trở thành một phần trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ khi nước này đặt mức sàn (1,2000) cho tỷ giá cặp EUR/CHF để ngăn đồng Franc Thụy Sĩ trở nên quá mạnh (và làm sụp đổ thị trường xuất khẩu của Thụy Sĩ).
Năm 2011, khi đồng Euro đang tiến gần mức ngang giá với đồng Franc Thụy Sĩ, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã công bố mức sàn tỷ giá hối đoái giữa cặp tiền tệ này và tuyên bố quyết tâm can thiệp để mức sàn này luôn có hiệu lực.
Quả thực Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã nhiều lần can thiệp và số lần tổ chức này đưa ra uy hiếp can thiệp còn nhiều hơn nữa, tuy nhiên độ tin cậy của việc này chỉ được giữ vững cho tới ngày 15 tháng 1 năm 2015. Các nhà giao dịch đối với cặp EUR/CHF đã tôn trọng và tuân theo mức sàn mà SNB đưa ra cho đến khi giới hạn này bị lãng quên.
Dù sao thì đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ là cặp tiền tệ có mối tương quan mạnh nhất trong thị trường Forex Một cặp tiền tệ khác cũng có tương quan với nhau và đối với đồng tiền thứ ba đó là trường hợp của đồng AUD và NZD. Cặp AUD/USD có hệ số tương quan một tuần với cặp NZD/USD là 0,95.
Điều này có nghĩa là 95% biến động diễn ra đối với cặp NZD/USD có thể được giải thích thông qua chuyển động của cặp AUD/USD. Mối quan hệ này thay đổi đôi chút trong cặp AUD/EUR và đạt mức tương quan 0.98, còn cặp NZD/EUR chỉ có mức tương quan 0,93 khi xét trên khung thời gian một tuần.
Xét trên thực tế, nếu bạn mua vào AUD/EUR và muốn tăng gấp đôi mức cược bằng cách bán ra EUR/NZD, bạn tin tưởng rằng hai giao dịch này sẽ có kết quả tương tự nhau, nhưng thực tế diễn ra có thấp hơn kỳ vọng một chút. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là nếu như bạn quan sát được cặp AUD/USD hoặc EUR/AUD bắt đầu có breakout thì khả năng cao là đồng NZD cũng sẽ có bước chuyển biến tương tự.
Thị trường có truyền tai nhau rằng trước khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ ít nhiều cố định phạm vi cho phép đối với tỷ giá của cặp EUR/CHF thì trong nhiều thập kỷ các nhà giao dịch đã cho rằng đồng Franc Thụy Sĩ đã dẫn dắt đồng tiền của Đức và sau đó là đến đồng Euro. Trong các năm gần đây, các nhà giao dịch bắt đầu quan sát được rằng đồng AUD “dẫn dắt” đồng Euro.
Biểu đồ dưới đây cho thấy diễn biến của cặp AUD/USD và EUR/USD trong đầu năm 2014. Tại thời điểm đầu, đồng AUD chạm đáy trước (đường màu xám dọc đầu tiên), khoảng một tuần sau đó thì tới lượt đồng EUR. Ở phía bên phải của biểu đồ, đồng AUD đã tăng liên tục nhưng đồng EUR lại trải qua một đợt điều chỉnh sau khi tăng mạnh. “vượt quá xa” so với AUD (đường màu xám dọc thứ hai).
Không ai có thể khẳng định rằng liệu nguyên nhân của đợt điều chỉnh giảm đối với đồng EUR để đưa đồng tiền này về mức phù hợp với tốc độ tăng của đồng AUD có phải là do các nhà giao dịch nhận thấy rằng đồng Euro đã tăng quá xa, quá nhanh so với AUD hay không. Có lẽ cũng có một số nhà giao dịch đã tiến hành giao dịch theo cách này, tuy nhiên chúng ta không có bất kỳ minh chứng thuyết phục nào về việc này.
Sử dụng trang web công bố mức độ tương quan
Các trang web đưa ra dữ liệu về hệ số tương quan còn cần phải cải thiện rất nhiều. Vấn đề thời gian đối với tính toán tương quan là vô cùng trọng yếu. Chẳng hạn như trên một trang web cho biết cặp EUR/USD có hệ số tương quan trong một tuần với cặp GBP/USD là 0,94, tức là nếu đồng Euro tăng thì khả năng rất cao là đồng GBP cũng sẽ tăng.
Nhưng nếu tính trên cơ sở 6 tháng thì hệ số tương quan chỉ đạt mức rất yếu là 0,31. Như vậy nghĩa là nếu dự định nắm giữ trong 6 tháng thì bạn không thể tin tưởng vào mối tương quan này được.
Tương tự, cặp EUR/USD có tương quan âm với cặp USD/JPY là 0,23 trong thời gian 1 tuần, nhưng nếu xét trong một năm thì hệ số tương quan là cao hơn nhiều (-0,69). Điều này có nghĩa là bạn không thể tin tưởng vào việc đồng Yên sẽ di chuyển đồng bộ với đồng Euro trên cơ sở ngắn hạn, nhưng về lâu dài thì mối tương quan giữa hai tiền tệ này vẫn tồn tại (dù rằng mức 0,69 không được coi là có tương quan quá mạnh).
Hãy cẩn thận với các thông tin mà bạn đọc được. Những ai mới tham gia vào thị trường Forex sẽ rất dễ bị cuốn vào các mối tương quan tưởng như mạnh mẽ, để rồi vội vàng đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên các dữ liệu này.
Cách tiếp cận này tiềm ẩn vấn đề đó là nếu bạn có cửa sổ giao dịch 60 phút chẳng hạn, bạn dự định sẽ mở và đóng giao dịch trong một giờ, vậy thì bạn sẽ cần hệ số tương quan một giờ cho hàng trăm đợt trước đó. Việc quan sát hệ số tương quan một giờ được tính toán vào tuần trước hoặc tháng trước sẽ mang lại rất ít hoặc thậm chí là không hề có tác dụng cho giao dịch ngày hôm nay của bạn.
Một sự kiện ngẫu nhiên (chẳng hạn như có nhà giao dịch tầm cỡ thay đổi vị thế giao dịch hoặc có cú sốc địa chính trị diễn ra) có thể làm biến động giá của một tiền tệ mà không ảnh hưởng tới đồng tiền còn lại trong cặp tương quan.
Tương tự, nếu như quan sát bảng hệ số tương quan năm phút thì bạn sẽ phải hoa mắt chóng mặt khi có quá nhiều phiên bản khác nhau. Chẳng hạn như trên một trang web, hệ số tương quan của AUD/USD so với NZD/USD dao động từ 96,4% đến 12,2% trong một chuỗi các khung thời gian 5 phút.
Trang web trong trường hợp này không cho bạn biết có bao nhiêu khoảng thời gian 5 phút được sử dụng hay ngày giờ chính xác mà các khoảng thời gian 5 phút được thu thập. Như vậy thì các số liệu này chẳng có tác dụng gì được. Để phép thống kê trở nên tin cậy, việc tính toán phải dựa trên ít nhất 30 điểm dữ liệu và đây mới chỉ là con số tối thiểu đối với các nhà khoa học.
Trong Forex, nơi chúng ta đo lường hành vi của con người chứ không phải các đối tượng vật lý thì tiêu chuẩn quan sát sẽ phải cao hơn rất nhiều. Con số điểm dữ liệu mà chúng ta cần quan sát có thể lên tới 300, bởi lẽ hành vi của con người khó dự đoán hơn hành vi của các đối tượng vật lý rất nhiều.
Có lẽ ý tưởng giao dịch theo khung thời gian 5 phút như ví dụ này dựa trên giả định rằng khi NZD lệch khỏi mối tương quan với AUD thì sẽ có đợt điều chỉnh diễn ra. Bỏi vậy, nếu như NZD bị tụt hậu so với đà tăng của AUD thì bạn nên mua vào (dựa trên giả định NZD rồi sẽ bắt kịp AUD).
Với mối tương quan mạnh mẽ giữa NZD và AUD thì trong đa số trường hợp đây không phải là một ý tưởng tồi. Tuy nhiên việc này rất khó để thực hiện trong thời gian thực nếu không muốn nói là không thể thực hiện nếu bạn không có trong tay số liệu tương quan theo thời gian thực của thị trường.
Cuối cùng, dù có nói đi nói lại bao nhiêu lần thì câu “tính tương quan không phải là quan hệ nhân quả” sẽ không bao giờ là thừa cả. Ngay cả trong lĩnh vực khoa học chúng ta cũng đã gặp trường hợp các đối tượng có hệ số tương quan cao thực tế lại chẳng liên quan gì đến nhau. Đây thực sự chỉ là do ngẫu nhiên.
Trong Forex, đôi khi chúng ta có lý do chính đáng để giả định có sự tương quan giữa hai tiền tệ, tuy nhiên chúng ta còn chẳng có được minh chứng về quan hệ nhân quả chứ đừng nói đến bằng chứng cho sự tương quan.
Không gì có thể minh họa điều này tốt hơn trường hợp của cặp USD/CAD và EUR/USD. Hoa Kỳ và Canada là hai nước láng giềng về mặt địa lý và Canada phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ trong dòng chảy thương mại và vốn. Nhưng Canada cũng là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu, cũng như các kim loại và hàng hóa khác, quốc gia này có cuộc sống độc lập với Hoa Kỳ.
Chúng ta có thể tìm thấy mối tương quan khá rõ giữa đồng CAD với mức chênh lệch lãi suất giữa Hoa Kỳ và Canada, đồng thời cũng tương quan với cả mức giá hàng hóa nữa. Hai đại lượng nêu trên đều là các yếu tố cơ bản rất mạnh. Vậy nên bạn có thể cho rằng cả hai đều có tính chất quyết định.
Tuy nhiên, hệ số tương quan của EUR/CAD và EUR/USD trên một trang web có giá trị là 63,3% (không nêu rõ thời kỳ tính toán). Một trang web khác có đưa ra hệ số tương quan nằm trong khoảng từ 0,86 cho một tuần và 0,88 cho một năm, thế nhưng các dữ liệu này lại lấy từ thông tin từ những năm 60 theo 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Điều này có nghĩa là gì?
Chúng có nghĩa là đồng CAD sẽ có xu hướng theo sau đồng Euro chứ không phải đồng Đô la. Nếu đồng Euro tăng giá so với đồng Đô la thì CAD cũng sẽ tăng so với đồng Đô la. Điều gì đã xảy ra với chênh lệch lãi suất và giá cả hàng hóa vậy?
Có lẽ chúng ta cần phải giả định rằng các nhân tố này đã ảnh hưởng đến đồng Euro bằng (hoặc gần bằng) so với đồng CAD. Điểm mấu chốt ở đây đó là đôi khi việc tìm kiếm mối quan hệ nhân quả từ tương quan Forex là dễ dàng (như trong trường hợp cặp EUR/CHF so với đồng Đô la và của cặp AUD/NZD), nhưng nhiều lúc thì công việc này cũng sẽ tạo thành một mớ phân tích hỗn độn đấy.
Các bài viết liên quan: