Tại sao lãi suất lại có tầm quan trọng trong Forex?

Vài trò lãi suất trong giao dịch Forex

Lãi suất (cùng với lãi suất tương đối giữa các quốc gia) và kỳ vọng về thay đổi trong lãi suất là yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch Forex.

Mọi dữ liệu cơ bản trong Forex đều nên được xem xét dưới con mắt đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các dữ liệu này lên lãi suất. Nói một cách chính xác hơn thì bạn cần hiểu được Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm quản lý một loại tiền tệ nhất định sẽ đánh giá từng loại dữ liệu Forex ra sao. Chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang đã sử dụng “ủy nhiệm kép” để quản lý lạm phát và thúc đẩy công ăn việc làm. Do đó, khi xem xét dữ liệu của Hoa Kỳ, chúng ta sẽ cần phải quan tâm đến báo cáo bảng lương phi nông nghiệp hàng tháng cũng như chú ý tới CPI. Mặt khác, tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, ECB lại không sử dụng ủy nhiệm để quản lý công ăn việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp tại một số quốc gia trong khối có thể lên tới 30% hoặc hơn (như đã diễn ra trong thực tế vào giai đoạn 2012-2014), dù vậy chúng ta không chờ mong rằng ECB sẽ có động thái đối phó với việc tỷ lệ thất nghiệp đạt tới con số khủng khiếp như vậy.

tầm quan trọng của lãi suất trong Forex

 

Mô hình trường hợp cơ sở (Base-Case)

Về cơ bản, mô hình thông thường của nền kinh tế thị trường tự do giả định rằng có một mức lãi suất tối ưu sẽ thúc đẩy trạng thái cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát. Khi tăng trưởng kinh tế bị đình trệ sẽ dẫn tới việc giá cả không tăng nhiều do thiếu Cầu. Lúc này các ngân hàng trung ương sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất nhầm kích thích các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất và thúc đẩy các đối tượng có lượng tiền nhàn rỗi đưa vốn ra ngoài lưu thông, bởi lẽ mức lãi suất thấp sẽ giúp người đi vay dễ thở hơn và hạn chế tình trạng chôn vốn. Nếu mức lãi suất thấp có thể thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đồng thời cũng làm lạm phát gia tăng khi mức tăng vượt quá cao và lượng vốn dư thừa trong nền kinh tế đã được sử dụng hết.

Lãi suất sẽ được cắt giảm khi xuất hiện các điều kiện sau:

  • Tăng trưởng chậm kèm theo khoảng cách đầu ra lớn hoặc đang gia tăng (vượt quá năng suất)
  • Lạm phát thấp

Chúng ta có thể thắc mắc rằng nếu như khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã thể hiện tốc độ tăng trưởng chậm, vậy tại sao ECB lại không cắt giảm lãi suất hoặc thực hiện các biện pháp kích thích khác trong giai đoạn 2012-2014 (mặc dù các cuộc đàm phán về kích thích nền kinh tế đã được tổ chức tại Mỹ và Anh)? Câu trả lời của vấn đề này đó là vì ECB không chấp nhận rằng mức lạm phát cực thấp (0,5-0,7% so với mức lạm phát mục tiêu 2%) sẽ là xu hướng tại thời điểm đó. ECB có khuynh hướng nhìn nhận mức lãi suất thấp như một sai lệch nhất thời cần được điều chỉnh hơn, bởi lẽ bài học từ lịch sử đã dạy chúng ta biết phải dè chừng việc này)

Ngân hàng trung ương sẽ quyết định tăng lãi suất trong trường hợp nền kinh tế đang có biểu hiện sau:

  • Tăng trưởng làm thu hẹp khoảng cách đầu ra (công suất sử dụng cao)
  • Lạm phát gia tăng

Hành động tăng lãi suất được cho là để ức chế các nhà sản xuất cần vay vốn để tiếp tục sản xuất và cũng giảm thiểu sức mua từ cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng. Nếu bạn có khoản vay với lãi suất có điều chỉnh và có nợ thẻ tín dụng, việc tăng lãi suất ngay lập tức sẽ làm giảm khả năng mua hàng hóa và dịch vụ khác của bạn.

interest rate

Nhiều nhà phân tích sẽ đưa ra nhận định rằng theo như mô hình này, chúng ta sẽ cần theo dõi các dữ liệu cơ bản như sức khỏe của thị trường bất động sản, mức độ mắc nợ của người tiêu dùng, mức tăng trưởng năng suất và tiền lương, tỷ lệ thất nghiệp và giá cả hàng hóa, cùng với mức độ của vốn chủ sở hữu tham gia trên thị trường (tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn đến hiệu ứng của cải, theo đó những người có danh mục đầu tư vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ cảm thấy giàu hơn và sẽ bỏ tiền ra để chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, bao gồm cả để sở hữu ngôi nhà thứ hai).

Mặc dù có thể chỉ ra mối liên hệ giữa các biến số kinh tế và thay đổi lãi suất của ngân hàng trung ương, nhưng trên thực tế các ngân hàng trung ương nỗ lực để không bị phân tâm bởi dữ liệu như lạm phát giá nhà hoặc bong bóng trên thị trường hàng hóa hoặc cổ phiếu. Vẫn có số ít các thành viên hội đồng chính sách Ngân hàng trung ương lo lắng về việc lãi suất cực thấp sẽ thúc đẩy tình trạng bong bóng. Tuy nhiên nhìn chung thì các ngân hàng trung ương không hướng đến mục đích quản lý thị trường, cho dù thị trường này có đang trong trạng thái bong bóng hay không. Mục tiêu mà Ngân hàng trung ương hướng tới là quản lý chính sách tiền tệ để điều tiết hành vi của người tiêu dùng và nền công nghiệp. Đây là lý do tại sao hầu hết các nhà kinh tế và ngân hàng trung ương đã bỏ lỡ mối đe dọa đối với nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung tại thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà đất vào giai đoạn 2007-2009.

Đầu tư nước ngoài         

Xin lưu ý rằng mô hình Base-Case không đòi hỏi bất kỳ hoạt động nào bên ngoài biên giới của quốc gia mà ngân hàng trung ương đó đang quản lý. Miễn là tỷ giá hối đoái và mức kiểm soát trao đổi hạn chế dòng chảy xuyên biên giới  được giữ cố định thì mô hình Base-Case sẽ hoạt động tương đối tốt.

Tuy nhiên, rõ ràng là trong thị trường tự do toàn cầu không có kiểm soát vốn, điều mà chúng ta mới đạt được chỉ trong vài thập kỷ trở lại đây (kể từ khoảng năm 1980) và các đối tượng tiết kiệm cùng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đổ xô đến đất nước có mức lãi suất thực cao hơn. Bạn không thể nhìn vào sự chênh lệch giữa các mức lãi suất danh nghĩa và suy luận rằng dòng tiền sẽ chảy về nước có lãi suất danh nghĩa cao nhất được. Các nhà đầu tư muốn mức lãi suất thực cao nhất, tức là mức lãi suất sau khi đã lấy lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát và lạm phát kỳ vọng phải là cao nhất. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng muốn thị trường mà mình hướng tới phải là thị trường có năng lực tài chính hùng hậu và tính thanh khoản cao, nơi có một chính phủ đáng tin cậy sẽ không đóng băng hoặc chiếm đoạt tiền của họ và phải có càng nhiều lựa chọn càng tốt. Vì vậy, quy tắc đầu tư toàn cầu thực sự hẳn phải là dòng tiền sẽ chảy vào thị trường có lãi suất cao nhất, nhưng nên bao gồm cảnh báo rằng lợi nhuận phải có thật và rủi ro thua lỗ phải nhỏ.

Để một quốc gia và tiền tệ của quốc gia này được ưa chuộng, các đầu tư không chỉ muốn có được tỷ lệ hoàn vốn cao nhất mà còn muốn ngân hàng trung ương của quốc gia này sẽ tiến hành các hành động đúng đắn để duy trì tăng trưởng liên tục, từ đó giúp cho tỷ lệ ở mức cao hơn cho khoảng thời gian đầu tư. Chính vì vậy, mức chênh lệch lãi suất ngày hôm nay không phải là nhân tố ảnh hưởng duy nhất mà còn cả mức chênh lệch lãi suất dự kiến ​​trong khoảng thời gian tiếp theo nữa.

Có những loại lãi suất nào?

Mỗi ngân hàng trung ương đều có một lãi suất ngắn hạn chuẩn, áp dụng khi các ngân hàng thương mại phải vay từ ngân hàng trung ương và vay lẫn nhau trong một khoảng thời gian qua đêm. Tại Hoa Kỳ, mức lãi suất này được gọi là lãi suất FFR còn tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu thì được gọi là lãi suất repo. Đây chính là mức lãi suất mà chúng ta cần theo dõi khi ngân hàng trung ương đưa ra thông báo thay đổi chính sách. Mỗi nhà giao dịch Forex đều cần ghi nhớ ngày diễn ra các cuộc họp ngân hàng trung ương quan trọng để từ đó nắm bắt được thông tin mới.

Bạn có thể tìm thấy bảng các mức lãi suất của một số ngân hàng trung ương lớn cùng với ngày tháng và mức thay đổi lãi suất gần nhất trên trang Forex.com.vn của chúng tôi.

Lãi suất vay qua đêm chuẩn là cơ sở để xác định tất cả các mức lãi suất khác trong nền kinh tế. Theo nguyên tắc chung, thời gian cho vay/huy động càng dài thì mức lãi suất áp dụng sẽ càng chênh lệch so với lãi suất cơ sở. Khi bạn lập biểu đồ lãi suất theo từng thời điểm đáo hạn (được gọi là kỳ hạn) tăng dần, bạn sẽ cần bắt đầu mốc bên trái tại mức lãi suất qua đêm và cứ qua mỗi kỳ hạn thì lại gạch một đường cho đến thời gian đáo hạn là 20 hoặc 30 năm. Đường mà bạn vừa vẽ được đặt tên là đường cong lợi suất và đường này hầu như luôn luôn dốc lên để phản ánh rằng với kỳ hạn càng dài thì mức độ chắc chắn đối với tỷ lệ lạm phát càng giảm.

Trong những năm 1980, có một mối tương quan đáng chú ý giữa chênh lệch lãi suất kỳ hạn 10 năm giữa Đức và Hoa Kỳ và tỷ giá của cặp USD/DM. Mối tương quan này có lúc được tăng cường, có lúc lại suy yếu, và trong thời kỳ hỗn loạn trên thị trường tài chính thì các nhà phân tích quan sách mức chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn 2 năm để có nắm được tình hình diễn biến trên thị trường Forex. Theo đó, tiền tệ có mức lãi suất kỳ hạn 2 năm cao hơn sẽ được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ nhìn vào mỗi mức lãi suất qua đêm hoặc lãi suất kỳ hạn 10 năm để đưa ra nhận định nhanh về loại tiền nào sẽ có giá cao hơn được. Thay vào đó, bạn còn cần biết được đường cong lợi suất tổng thể và dự kiến ​​thay đổi nào sẽ diễn ra trên đường cong lợi suất bằng cách thông thường mà bạn đã biết về thiên hướng hiện tại của các ngân hàng trung ương (là chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng).

Một trong những câu hỏi đã tồn tại từ lâu trong thị trường ngoại hối mà đến nay vẫn chưa có lời giải đó là liệu rằng có thể tồn tại trường hợp đồng Đô la có thể nắm giữ lợi thể về tỷ suất lợi nhuận tại mọi điểm trên đường cong lợi suất như đồng Euro lãi vẫn tăng giá hay không (khi mà quy luật chênh lệch tỷ giá thực lại cho rằng đồng Đô la sẽ tăng giá)? Chúng tôi hiện không đưa ra được lời giải thích thích hợp cho câu đố này, nhưng câu trả lời khả thi có thể là trường hợp này có thể xảy ra nếu ECB chỉ tập trung vào kiểm soát lạm phát, biến nơi đây trở thanh tiêu chuẩn vàng trong quản lý chính sách tiền tệ đối với nhà đầu tư nước ngoài và e sợ rằng trong khi tìm cách thúc đẩy tăng trưởng và việc làm, Hoa Kỳ sẽ chấp nhận mức lạm phát quá cao.

Bài viết khác

No Content Available

Đăng nhập tài khoản của bạn dưới đây

Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.