Phân tích cơ bản forex là gì? Cần chú ý những gì khi phân tích cơ bản

Nhà đầu tư muốn đầu tư có hiệu quả cần phải có nhiều yếu tố trong đó phân tích cơ bản là một công cụ quan trọng. Vậy phân tích cơ bản Forex là gì? Phương pháp này giúp ích gì cho nhà đầu tư Forex?

Phân tích cơ bản trong Forex là gì?

Phân tích cơ bản là phương pháp phân tích tập trung vào tình trạng tổng thể của nền kinh tế. Phương pháp này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng chính yếu là để dự báo tài chính tương lai từ đó lập ra các kế hoạch kinh doanh và quản lý được rủi ro. 

Cụ thể hơn, phân tích cơ bản trong Forex là dựa vào các chỉ số kinh tế của một quốc gia như: GDP, lãi suất, tình hình lạm phát, việc làm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI),… để đánh giá mức cung cầu và xác định xu hướng giá trị của đồng tiền quốc gia đó.

“Cung cầu quyết định giá cả”, muốn biết giá trị đồng tiền của một quốc gia tăng hay giảm phải xem xét mức cung – cầu của quốc gia đó. Điều này khác với phân tích kỹ thuật khi nhà phân tích quan tâm ở mức giá hiện tại.

Phân tích cơ bản trong forex là gì

Lợi ích của phân tích cơ bản Forex đối với nhà đầu tư

Phân tích cơ bản Forex giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn sản phẩm đầu tư tốt và nhận biết được các yếu tố tác động đến nó. Nhờ đó, có thể đưa ra những quyết định dài hạn chính xác.

Mặt khác, khi không phân tích cơ bản nhà đầu tư sẽ khó có thể phản ứng kịp thời và đưa ra phương án phù hợp ngay khi có một tin tức forex xuất hiện. Trong khi việc đó hoàn toàn có thể dự báo được nếu dùng phương pháp phân tích cơ bản trước đó.

Các bài viết liên quan:

Những yếu tố cần chú ý khi phân tích cơ bản Forex

Có nhiều yếu tố tác động đến thị trường nhưng cần tập trung vào một số yếu tố quan trọng, biết chọn lọc những thông tin cần thiết để tránh việc phân tích đi sai hướng. 

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia ở một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nó là một trong các chỉ số kinh tế cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

GDP thể hiện mức cung của một nước nên chúng ta có thể suy ra được nhu cầu chi tiêu của người dân nước đó. Đơn giản có cầu thì mới có cung, chỉ số GDP cao chứng tỏ mức tiêu thụ cũng tương ứng. 

Lãi suất

Lãi suất là một chỉ số kinh tế quan trọng, nó ảnh hưởng đến nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Lãi suất cơ bản là tỷ lệ mà tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ người cho vay. 

Lãi suất gây tác động trực tiếp đến số lượng dự án đầu tư, nhu cầu tiêu dùng tiết kiệm của người dân, tỷ lệ lạm phát,…

Lạm phát

Ngoài phân tích tổng sản phẩm trong nước cũng phải chú ý đến chỉ số lạm phát, bởi vì doanh số bán lẻ cao có thể dẫn tới lạm phát cao. Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian dẫn đến sự mất giá trị của đồng tiền.

Khi lạm phát tăng dẫn đến thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Có thể hiểu đơn giản là đồng tiền bị mất giá nhưng mức lương của người lao động không thay đổi đồng nghĩa thu nhập thực tế giảm xuống.

Tuy vậy, lạm phát không hoàn toàn xấu, mỗi nước đầu cần phải có một mức lạm phát vừa phải nhằm thúc đầy kinh tế phát triển. Vì lạm phát là một hiện tượng kinh tế tự nhiên xuất hiện ở các nền kinh tế sử dụng tiền làm phương thức thanh toán.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. CPI phản ánh mức tiêu dùng, sức mua của nền kinh tế một quốc gia.

CPI tỉ lệ thuận với mức giá trung bình do đó sự biến động của CPI phản ánh mức độ lạm phát và có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Mặt khác, CPI giảm cũng có nghĩa là tổng cầu giảm có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và tình trạng thất nghiệp tăng.

Tỷ lệ thất nghiệp

Thất nghiệp tăng cao đồng nghĩa với tổng thu nhập bị giảm xuống. Một lượng lớn người không có việc làm dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực, ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì đồng tiền của nước đó càng mất giá.

Bên cạnh đó, thất nghiệp làm nhu cầu tiêu dùng giảm đi, hàng hóa sản xuất ra không có người sử dụng, cơ hội kinh doanh giảm đi.

Cách phân tích tin tức Forex đúng

Tin tức có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Những tin tức, sự kiện xuất hiện mỗi ngày đều có liên quan đến sản phẩm mà bạn giao dịch. Tất nhiên, giá tăng theo thông tin tốt, giảm khi có thông tin xấu.

Ngoài các chỉ số kinh tế cần lưu ý ở trên thì nhà đầu tư cũng phải liên tục theo dõi những diễn biến, sự kiện xảy ra mỗi ngày trên thế giới: chính trị, thiên tai dịch bệnh… vì nó có tác động trực tiếp đến các sự tăng giảm của đồng tiền. Để phân tích thông tin đúng, phải lưu ý những vấn đề sau:

Biết sàng lọc và nhận biết đâu là thông tin quan trọng

Mỗi ngày sẽ có vô số thông tin xuất hiện, nếu không có sự chọn lọc thì nhà đầu tư dễ bị rối vì không phân biệt được đâu mới là thông tin cần thiết cho mình. Từ đó, dẫn đến bị nhiễu thông tin và làm cho việc phân tích không có hiệu quả.

Cách nhận biết đơn giản nhất là xem xét tin nào có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế một quốc gia: chỉ số giá tiêu dùng, tình hình việc làm, thất nghiệp, tình hình bất động sản,…

Phải cập nhật dữ liệu mới nhất

Thế giới luôn thay đổi từng giờ từng phút, nhà đầu tư phải thường xuyên cập nhật thì mới theo kịp với diễn biến thị trường. Kết quả phân tích có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu những thông tin, dữ liệu đầu vào không chính xác.

Có tầm nhìn xa

Các báo cáo phân tích cơ bản được dùng trong những chiến lược dài hạn nên bắt buộc nhà đầu tư cũng phải có tầm nhìn xa hơn để đưa ra được những kế hoạch dài hơi. Thị trường luôn biến động bắt ta luôn phải đi trước một bước nếu không muốn thua lỗ, rủi ro.

Các bài viết liên quan:

Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về phân tích cơ bản forex có lợi ích gì trong đầu tư. Chúc các bạn một ngày giao dịch thành công.

Bài viết khác

Đăng nhập tài khoản của bạn dưới đây

Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.