Trong bài học ngày hôm nay, forex.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về những cách đo lường tâm lý thị trường để giúp bạn hiểu hơn về thị trường Forex này!
Những cách đo lường tâm lý thị trường khác
Phụ Lục
Thuật ngữ tâm lý thị trường có hai nghĩa chính, một là sức chịu rủi ro của thị trường nói chung, hai là mong muốn nắm giữ một công cụ tài chính nhất định của người tham gia thị trường. Trong thị trường Forex, đôi khi một trader sẽ muốn mua đồng Đô la Úc với kỳ vọng rằng Ngân hàng Dự trữ của Úc sẽ sớm tăng lãi suất.
Tuy nhiên, đồng Đô la Úc có thể sẽ mất giá nếu thị trường đang trong trạng thái e ngại rủi ro và chọn mua vào các tài sản an toàn như Trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng Đô la Mỹ. Ngoài việc tìm kiếm các minh chứng để nhận biết sức chịu rủi ro đối với các tiền tệ nhất định, các trader cũng cần phải quan sát kỹ các thước đo rủi ro, để hiểu được quan điểm của thị trường đối với một loại tiền tệ, hàng hóa hay lãi suất nhất định.
Các loại thước đo rủi ro phổ biến
Thước đo rủi ro phổ biến nhất là Chỉ số biến động của Sàn giao dịch quyền chọn Chicago Board Options Exchange (hay còn gọi là chỉ số VIX). Đây là thước đo chính của kỳ vọng tâm lý thị trường đối với các biến động trong ngắn hạn, được phản ánh trong giá quyền chọn chỉ số chứng khoán S&P 500.
Chỉ số VIX lấy trung bình trọng số của tất cả các mức giá tùy chọn của S&P 500, tạo ra một tỷ lệ phần trăm giúp phản ánh quan điểm về hướng đi tương lai của thị trường. Nếu VIX ở mức 18 có nghĩa là chỉ số S&P 500 sẽ biến động trong biên độ +/-18% trong năm tới.
Chỉ số VIX ở trên mức 40 sẽ cho thấy rằng tâm lý thị trường đang trong trạng thái e ngại rủi ro, và khi VIX ở dưới mức 20 thì tức là các nhà giao dịch đang có tâm lý chấp nhận rủi ro. Vào thời kỳ đỉnh điểm của đợt khủng hoảng tài chính Mỹ tháng 10 năm 2018, chỉ số VIX đã chạm tới mức đỉnh cao kỷ lục là 89,53, trong khi chỉ hai tháng trước đó thôi thì VIX vẫn đang ở ngưỡng gần 19.
Khi quan sát thấy VIX tăng mạnh, các nhà giao dịch sẽ thu được cảnh báo về tình trạng thị trường ngày càng e ngại rủi ro và đổ xô tìm đến những nơi trú ẩn an toàn.
CBOE cũng có một chỉ số đo lường biến động khác có tên là EuroCurrency Volatility Index (EVX) và còn được biết đến với cái tên “Chỉ số VIX Euro”. EVX bắt đầu trở nên phổ biến trong giai đoạn khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Theo giải thích của CBOE, chỉ số này “đo lường kỳ vọng tâm lý thị trường về biến động 30-ngày của cặp EUR/USD bằng cách áp dụng phương pháp của VIX cho các quyền chọn trên CurrencyShares Euro Trust (Ticker – FXE). Giống như các điểm chuẩn VIX khác, EVZ sử dụng các quyền chọn trải rộng trên nhiều mức giá khác nhau.
Các bài viết liên quan:
Chỉ số căng thẳng tài chính
Nhiều ý kiến cho rằng Chỉ số VIX quá thiên về cổ phiếu và mong muốn sử dụng các thước đo rủi ro bao quát đối với nhiều loại phương tiện tài chính hơn. Để đáp lại nhu cầu này, ba Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã phát triển các chỉ số “căng thẳng tài chính” của riêng mình, để đánh giá xem liệu tình hình biến động lên trên thị trường.
Mỗi chỉ số căng thẳng tài chính đều xem xét các biến số khác nhau, nhưng tất cả đều tìm cách là tiếng chuông cảnh báo đầu tiên về xu hướng phát triển tiêu cực.
Chỉ số FSI của Kansas City Fed (còn được biết đến với cái tên KCFSI) được phát hành mỗi tháng. Chỉ số này xem xét 11 biến số khác nhau, trong đó có 7 biến số liên quan đến mức chênh lệch tỷ suất lợi nhuận và 4 biến số còn lại theo chênh lệch giữa hành vi đối với từng loại tài sản.
Trong khi đó, chỉ số FSI của St. Louis Fed (STLFSI) lại được đưa ra hàng tuần và xem xét 18 loại biến số khác nhau. Rất nhiều ngân hàng có sử dụng chỉ số đo lường căng thẳng tài chính xét đến động thái biến hóa trong nhiều phương tiện tài chính khác nhau, tuy nhiên thì các FSI này thường lại là “hàng lưu hành nội bộ”. Trong khi đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm được các chỉ báo căng thẳng tài chính của Fed ngay trên mạng.
Các chỉ báo tâm lý thị trường
Các dữ liệu về lượng giao dịch trên thị trường chính là công cụ giúp các nhà giao dịch ngoại hối thu thập được nhiều thông tin nhất về tâm lý thị trường đối với một loại tiền tệ nhất định. Chính bởi vậy mà báo cáo số lượng giao dịch (COT) của CFTC lại được theo dõi rất chặt chẽ.
Các nhà giao dịch cũng quan tâm tới các báo cáo về số lượng các hợp đồng chưa được chốt trên Sàn Chicago Mercantile Exchange, từ đó đánh giá được thị trường đang thiên về loại tiền tệ nào. Một số nền tảng FX bán lẻ có cung cấp thông tin về số lượng giao dịch và dòng lưu chuyển tiền tệ của các khách hàng cho các người dùng khác, tuy nhiên thì do thị trường môi giới Forex hiện nay còn khá phân tán nên vẫn chưa có nền tảng nào đủ lớn để cung cấp lượng dữ liệu đầy đủ về số lượng giao dịch của khách hàng.
Bên ngoài nước Mỹ có tồn tại các báo cáo về số lượng giao dịch trên thị trường khác, chẳng hạn như các dữ liệu hàng tuần của Bộ tài chính Nhật Bản. Các báo cáo này cung cấp dữ liệu về thu nhập cố định và dòng chứng khoán chảy vào và ra trên Sàn giao dịch tài chính Tokyo (TFX), cùng với đó là dữ liệu về dòng lưu chuyển cổ phiếu do Sàn giao dịch chúng khoán Tokyo (TSE) phát hành. Những động thái mà các nhà giao dịch đang thực hiện trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu thường sẽ được phản ánh trong xu hướng biến động của tiền tệ.
Thị trường cũng quan sát các dữ liệu hàng tuần từ công ty Emerging Portfolio Fund Research (còn được gọi là EPFR Global) đây là một chi nhánh của Informa. Các báo cáo hiện nay của đơn vị này được cung cấp theo từng ngày, từng tuần và từng tháng về dòng lưu động tài chính trên thị trường chứng khoán và thu nhập cố định. Đồng thời, đơn vị này cũng cung cấp dữ liệu hàng tháng về phân bổ tài chính theo từng quốc gia và từng loại chứng khoán.
Vào thứ Năm hàng tuần, EPFR sẽ phát hành báo cáo về dòng chảy tài chính quan sát được trong tuần trước, với các dữ liệu được cập nhật tới ngày làm việc hôm trước (ngày thứ Tư). EPFR theo dõi các quỹ truyền thống và thay thế được đăng ký trên toàn cầu với 16 nghìn tỷ Đô la trong tổng tài sản được quản lý.
Toàn bộ các báo cáo của EPFR bao gồm: báo cáo về Cổ phiếu quỹ, Trái phiếu quỹ, Quỹ thị trường tiền tệ, Quỹ cân bằng và các quỹ thay thế khác. Mỗi danh mục nêu trên đều rất toàn diện và bao hàm nhiều danh mục phụ.
Ngân hàng Hoa Kỳ Merrill Lynch có một cuộc khảo sát hàng tháng với các nhà quản lý quỹ, trong đó cung cấp cái nhìn sâu sắc về quan điểm của các nhà quản lý danh mục đầu tư và tình hình nắm giữ hiện tại đối với các cổ phiếu, tài sản thu nhập cố định và tiền tệ.
Dù trông cách làm có vẻ ngược đời, nhưng các nhà giao dịch trực tiếp hơn sẽ lực chọn quan sát báo cáo được Bộ tài chính Mỹ phát hành vào ngày 15 hàng tháng về Hệ thống vốn trái phiếu quốc tế (TICS).
Các dữ liệu này phản ánh các giao dịch được thực hiện trong vòng hai tháng trước đó và được sàng lọc để phản ánh xem liệu các nhà đầu tư Mỹ hiện đang mua hay bán các phương tiện tài chính có thu nhập cố định hoặc cổ phiếu ra nước ngoài hay không, và rằng các tài khoản tư nhân và chính thức của nước ngoài (đặc biệt là các ngân hàng trung ương) có đang mua hoặc bán trái phiếu kho bạc, giấy bạc, trái phiếu cơ quan chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu của Mỹ hay không.
Có nhiều báo cáo hàng tháng về các quỹ phòng hộ (TrimTabs/BarclayHedge) và dòng lưu chuyển tài chính của các doanh nghiệp, nhưng các nhà giao dịch sẽ không dễ dàng để có được những báo cáo này. Nhiều ngân hàng hiện nay có cung cấp thông số phân loại về dòng chảy tài chính của các khách hàng.
Các ngân hàng lưu ký, vì dụ như State Street và Bank of New York Mellon hiện đang cung cấp các dữ liệu được cập nhật hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng về các giao dịch mà khách hàng thực hiện trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ.
Các báo cáo này chỉ phản ánh được lượng giao dịch nhỏ trong tổng số 5,1 nghìn tỷ Đô la doanh thu mỗi ngày trong thị trường Forex, nhưng vẫn được đánh giá là các báo cáo chân thực về giao dịch tài chính bằng tiền thật trên thị trường. Tuy nhiên thì không phải dữ liệu nào cũng được công khai, một số báo cáo về dòng lưu động tài chính sẽ chỉ được cung cấp cho các khách hàng và nhân viên nội bộ ngân hàng mà thôi.
Các bài viết liên quan:
- Tỷ giá ngoại tệ và quy đổi ngoại tệ
- Chiến lược giao dịch với mô hình Bullish Counterattack là gì
- 3 phần mềm phân tích kỹ thuật đáng chú ý
Lời khuyên: Các báo cáo này nếu được xem xét kết hợp với nhau sẽ giúp hình thành quan điểm của nhà giao dịch đối với một tiền tệ nhất định. Khi sử dụng riêng lẻ thì các báo cáo này sẽ chỉ là các thông tin một chiều.
Câu hỏi:
1.Một thước đo rủi ro phổ biến là:
a. S&P 500.
b. Dow Jones Industrial Average.
c. VIX
2. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ phát hành bao nhiêu chỉ số đánh giá căng thẳng tài chính?
a. 1
b. 2
c. 3
3. Dòng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nhà giao dịch đối với một loại tiền tệ.
a. Đúng
b. Sai
4. Các nhà giao dịch không theo dõi sát sao các báo cáo TICS của Hoa Kỳ là bởi:
a. Các báo cáo này đề cập tới các dòng chảy dài hạn, mà các dòng chảy ngắn hạn thì mới đóng vai trò quan trọng
b. Các báo cáo này rất khó đọc hiểu
c. Các báo cáo này có độ trễ hai tháng