Mô hình Tower Bottom là mô hình ngược lại với Tower Top. Biểu thị cho sự đảo chiều của xu hướng trong giao dịch tài chính. Mô hình Tower Bottom là gì? Mô hình này biểu thị tín hiệu gì? Hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Mô hình Tower Bottom là gì?
Phụ Lục
Mô hình nến Tower Bottom là mô hình cho tín hiệu đảo chiều tăng giá. Mô hình này thường xuất hiện trong một xu hướng giảm, đặc biệt khi một hoặc một loạt các nến giảm mạnh xuất hiện.
Thị trường giảm mạnh sau đó chậm lại rồi bắt đầu tăng. Mô hình Tower Bottom được xác nhận khi một hoặc nhiều nến tăng mạnh xuất hiện. Mô hình này có hình dạng tương đồng với một tòa tháp dốc ngược, vì vậy, nó có tên là Tower Bottom.
Đặc điểm của mô hình Tower Bottom
Mô hình Tower Bottom là mô hình gồm nhiều nến (nhiều hơn 2) có đặc điểm sau:
- Nến đầu tiên là nến giảm mạnh có thân dài
- Một hoặc một loạt các nến có thân nhỏ và có biến động không quá lớn. Những thanh nến này có thể là nến tăng hoặc nến giảm
- Cuối cùng là một thanh nến tăng mạnh có thân nến dài
Giải thích mô hình Tower Bottom
- Mô hình nến Tower Bottom hình thành sau một khoảng thời gian thị trường giảm liên tục. Khi đó thị trường đang ở trong trạng thái quá bán.
- Các thanh nến có thân ngắn ở giữa thể hiện thị trường đang có xu hướng giảm chậm lại để củng cố giá. Biến động giá lúc này sẽ diễn ra trong một không gian hẹp
- Các thanh nến ở giữa có thể hình thành các mô hình giá khác như mô hình tam giá, mô hình hình chữ nhật hay mô hình cờ đuôi nheo,…
- Cây nến cuối cùng là nến tăng mạnh có thân dài. Đây cũng là tín hiệu xác nhận mô hình
- Thời gian giá củng cố càng lâu thì giá của thanh nến cuối cùng tăng càng mạnh
- Trong thời gian giá củng cố, các nhà đầu tư vẫn có thể phán đoán sai xu hướng. Vì vậy, bạn cần chờ đợi đến khi một cây nến có thân lớn xuất hiện để chắc chắn về xu hướng.
Ví dụ về mô hình Tower Bottom
Biểu đồ dưới đây mô tả mô hình Tower Bottom. Một thanh nến giảm mạnh có thân dài xuất hiện vào ngày thứ 5. Sau đó là 4 thanh nến nhỏ trong một phạm vi nhỏ. Cuối cùng là thanh nến tăng mạnh kéo theo xu hướng tăng.
Chiến lược giao dịch với mô hình Tower Bottom
Điểm vào lệnh: Sau khi mô hình được xác nhận bởi một thanh nến tăng mạnh. Bạn có thể đặt một lệnh mua LONG
Cắt lỗ: Điểm cắt lỗ nên được đặt tại mức giá thấp nhất của mô hình
Chốt lời: Nếu là giao dịch trong dài hạn, bạn có thể tùy chọn điểm chốt lời. Còn nếu bạn giao dịch lướt sóng, thì điểm chốt lời phù hợp là ngay tại mức giá cao nhất của mô hình.
Vậy là chúng ta đã biết mô hình Tower Bottom là gì và cách giao dịch với mô hình Tower Bottom. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giao dịch hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!