Bất kể bạn mới giao dịch hay đã có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực thì vẫn phải xác định Kênh xu hướng Forex mỗi ngày. Kênh xu hướng hay đường xu hướng là công cụ hữu ích giúp nhà giao dịch xác định được xu hướng trên thị trường. Vậy Kênh xu hướng có đặc điểm gì và làm thế nào để xác định nó một cách chính xác? Cùng forex.com.vn tìm hiểu nhé!
Kênh xu hướng Forex là gì?
Phụ Lục
Xu hướng hỗ trợ và kháng cự rất hữu ích để đo vị trí của giá hiện tại trong phạm vi nhất định để có thể thiết lập các mức dừng và mục tiêu. Bạn có thể vẽ một đường hỗ trợ và xem liệu đường kháng cự đi kèm có song song hay không, hoặc đường kháng cự phải song song, cho dù nó có phá vỡ một vài đỉnh ở ngoài vùng đo lường. Do đó, kênh xu hướng cổ điển được hình thành bởi các đường song song đại diện cho khu vực hỗ trợ và kháng cự.
Vấn đề với một kênh giá được tạo ra từ các đường hỗ trợ và kháng cự song song là chúng có xu hướng không được lâu dài. Đơn giản là giá sẽ không di chuyển theo một xu hướng nhất định trong một thời gian dài. Và tệ hơn, nếu kênh rất hẹp, nó sẽ dễ dàng bị phá vỡ. Mục đích của một đột phá giá là để báo hiệu sự kết thúc của một chu kỳ, nhưng một đột phá kênh hẹp có thể đơn giản chỉ là một sự khác thường ngẫu nhiên. Nếu kênh rộng, bạn có thể tự tin rằng sẽ có xác thực mức đột phá, nhưng với cùng một dấu hiệu, điểm dừng và mục tiêu hình thành bởi các đường biểu đồ có thể không phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Cách vẽ kênh xu hướng chính xác
Để vẽ kênh giá tăng, ta chỉ cần vẽ thêm một đường thẳng song song với đường xu hướng tăng rồi di chuyển đường thẳng đó đến nơi mà nó chạm đỉnh gần nhất.
Kênh giá tăng bao trọn hầu như toàn bộ giá trong xu hướng lên, cho đến lúc xu hướng này bị phá vỡ.
Để vẽ kênh giá giảm, ta chỉ cần vẽ thêm một đường thẳng song song với đường xu hướng giảm rồi di chuyển đường thẳng đó đến nơi mà nó chạm đáy gần nhất.
Kênh giá giảm bao trọn hầu như toàn bộ giá trong xu hướng xuống cho đến lúc xu hướng này bị phá vỡ.
Hầu hết các công cụ phân tích đều sử dụng được cho tất cả các loại biểu đồ ở tất cả các giai đoạn của thị trường. Nhưng cũng có một số công cụ phân tích kỹ thuật chỉ sử dụng thích hợp với loại biểu đồ và khung thời gian cụ thể. Kênh xu hướng cũng như Trendline cũng vậy, theo lý thuyết thì đường Trendline dưới được sử dụng như đường hỗ trợ và đường Trendline trên được sử dụng như đường kháng cự. Theo đó, ta có thể mở lệnh Buy khi giá chạm Trendline dưới và mở lệnh Sell khi giá chạm Trendline trên.
Bạn chỉ nên mở lệnh Buy khi xu hướng đang lên và mở lệnh Sell khi xu hướng đang xuống. Điều này có nghĩa là khi xu hướng đang đi lên, bạn nên sử dụng Trendline dưới làm điểm hỗ trợ và mở lệnh Buy, còn Trendline trên dùng để chốt lời chứ không nên mở lệnh Sell. Tương tự, khi xu hướng đang đi xuống, bạn nên sử dụng Trendline làm điểm kháng cự và mở lệnh Sell còn Trendline dưới dùng để chốt lời chứ không nên mở lệnh Buy.
Tuy vậy, nhiều người vẫn làm ngược lại với kênh giá.
Các kênh xu hướng thường gặp
Giống như Trendline, chúng ta thường sẽ gặp 3 loại kênh giá sau:
- Kênh xu hướng tăng: dùng uptrend line để vẽ kênh giá.
- Kênh xu hướng giảm: dùng downtrend line để vẽ kênh giá.
- Kênh xu hướng ngang: dùng 2 đường ngang song song để vẽ kênh giá.
Những lưu ý khi vẽ kênh giá
Khi vẽ kênh giá, 2 đường xu hướng phải song song với nhau và hợp lệ. Tương tự như vẽ Trendline, vẽ kênh xu hướng nên linh động và không cứng nhắc.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản về kênh xu hướng và cách vẽ kênh xu hướng. Kênh xu hướng là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư xác định xu hướng trên thị trường đồng thời đưa ra những chiến lược Buy/Sell phù hợp. Hy vọng những chia sẻ của forex.com.vn sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức cho quá trình giao dịch của mình. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!