Price action hay còn gọi là giao dịch theo hành động giá là một trong những phương pháp giao dịch mà hầu hết các nhà đầu tư Forex đều áp dụng, nó cung cấp cho chúng ta những tín hiệu về hướng dịch chuyển tiếp theo của xu hướng thị trường. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này cũng như các mẫu hình price action cơ bản của nó qua bài viết sau nhé!
Price action là gì?
Phụ Lục
Price action là phương pháp mà nhà đầu tư phân tích các chuyển động của giá theo thời gian và dự đoán hướng đi tiếp theo của nó. Với phương pháp này, người ta loại bỏ các yếu tố cơ bản như tin tức hay chỉ báo, mà chủ yếu là quan sát và phân tích lịch sử của thị trường. Họ tìm kiếm những mối liên quan giữa chuyển động của giá trong quá khứ và giá ở hiện tại để đưa ra dự đoán cho xu hướng trong tương lai.
Từ những gì được biết về Price Action bên trên, ta có thể rút ra được rằng nhà đầu tư theo trường phái Price Action thường chú ý đến những điểm sau:
- Phân tích biểu đồ
- Tín hiệu giao dịch
- Xác định vị thế
- Dự báo xu hướng
Price Action cho ta biết điều gì?
Hiểu một cách đơn giản, giao dịch teo hành động giá là giao dịch dựa trên sự chuyển động của giá. Hành động giá có thể được xác định rất dễ dàng tại những thị trường có tính thanh khoản cao và nhiều biến động.
Sự biến động của giá
Phân tích hành động giá sẽ giúp nhà đầu tư theo dõi được nhịp điệu của thị trường. Nói cách khác, nhà đầu tư có thể biết được thị trường đã, đang và sẽ diễn ra như thế nào. Dần dần sẽ hình thành kinh nghiệm giao dịch trên thị trường.
Lịch sử biến động
Các nhà đầu tư có thể dựa vào biểu đồ sự thay đổi giá trong 3 hoặc 6 tháng gần nhất để phân tích lịch sử biến động của giá. Điều này có thể giúp nhà đầu tư biết được mức cao nhất, thấp nhất, mức hỗ trợ và kháng cự,…
Động thái thị trường
Dựa vào dữ kiện lịch sử cùng với sự kết hợp với các phương pháp phân tích cơ bản cũng như phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư có được nhận định về hướng đi của thị trường trong tương lai.
Phương pháp giao dịch Price Action
Bước 1: Phân tích kỹ thuật để xác định cấu trúc thị trường
Ở bước đầu tiên, nhà đầu tư cần trả lời những câu hỏi sau:
- Thị trường có những điều kiện nào để giao dịch?
- Những điều kiện đó thuộc cấu trúc thịt rường nào?
Bước 2: Đặt ra mục tiêu và vị trí bạn mong đợi tín hiệu giao dịch
Khi thiết lập một xu hướng của mình, nhà đầu tư cần vận dụng các kỹ thuật để làm rõ tín hiệu giao dịch có thể xảy ra.
Bước 3: Đợi tín hiệu giao dịch
Đợi đến khi tín hiệu giao dịch mà bạn dự đoán hoặc mong đợi xuất hiện
Bước 4: Sử dụng các công cụ chặn kỹ thuật cho di chuyển giá khi giao dịch đủ tiềm năng
Bước 5: Đặt lệnh
Học Price Action – Các mẫu hình price action cơ bản
Các mẫu hình trong price action giúp nhà đầu tư có những căn cứ định hình về những dịch chuyển của giá mà đưa ra dự đoán hướng đi tiếp theo của nó. Các mẫu hình này còn được gọi vời nhiều tên khác như “trigger”, “set up” hoặc “signal”.
Mô hình Inside Bar
Mô hình Inside Bar xuất hiện trên biểu đồ giá thể hiện rằng thị trường đang trong trạng thái lưỡng lự, vào thời điểm này lực tích lũy càng lớn thì sau đó thị trường sẽ càng biến động mạnh. Chúng ta xác định được lực tính lũy mạnh hay yếu phụ thuộc nhờ vào số nến Inside bar đứng sau Mother bar, số nến con càng nhiều lực tích lũy càng lớn.
Mô hình Inside bar sẽ có 2 dạng xu hướng:
- Xu hướng tiếp diễn
Khi thị trường đã hình thành một xu hướng mạnh, rõ ràng trước đó thì Inside bar xuất hiện như một điểm dừng, lúc này xu hướng bị chững lại, thị trường rơi vào trạng thái do dự, volume giao nhỏ đi. Tình trạng này báo hiệu rằng khả năng tiếp diễn xu hướng sau đó sẽ rất cao.
- Xu hướng đảo chiều
Khi giá thị trường dịch chuyển đến gần cuối xu hướng, gần với các ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ quan trọng, các nhà đầu tư sẽ có tâm lý e dè và thận trọng hơn dẫn đến việc volume giao dịch giảm lại. Lúc này Inside bar hình thành báo hiệu rằng thị trường đang rơi vào trạng thái do dự và có khả năng cao sẽ đảo chiều xu hướng ngay sau đó.
Cách nhận biết mô hình Inside bar
- Mô hình Inside bar là một cùm gồm 2 hay nhiều nến
- Cây nến to đứng trước được gọi là Mother bar
- Các nến nhỏ đứng sau được gọi là Insdie bar và các cây nến này được bao trùm trong phần thân của Mother bar
Mô hình Pin Bar
Pin bar là một mô hình nến biểu hiện cho sự đảo chiều xu hướng của thị trường với hình dạng giống như một chiếc đinh ghim rất dễ nhận biết. Khi nó xuất hiện trên bảo đồ giá báo hiệu rằng thị trường đang có một sự giằng co mạnh mẽ giữa phe mua và phe bán, lúc này xu hướng trước đó bị yếu dần và khả năng cao xu hướng sẽ đảo chiều sau đó.
Pin bar được chia làm 2 loại như sau:
- Pin bar đảo chiều tăng
Khi thị trường hình thành một xu hứng giảm rõ rệt thì xuất hiện một thanh nến Pin bar có bóng nến hướng xuống dưới tại vị trí cuối xu hướng, chứng tỏ thị trường từ chối mức giá thấp hơn và đảo chiều đi lên. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do phe mua đã giành được quyền kiểm soát thị trường khỏi tay phe bán và đẩy giá lên cao
- Pin bar đảo chiều giảm
Tương tự như Pin bar đảo chiều tăng, với trường hợp đảo chiều giảm thanh nến Pin bar với bóng nến hướng lên trên sẽ hình thành tại vị trí cuối xu hướng tăng. Báo hiệu rằng xu hướng này bị thị trường từ chối và sẽ đảo chiều đi xuống sau đó. Tình huống này cho bạn biết rằng lúc này quyền kiểm soát thị trường đã bị phe bán giành lấy và dồn lực đẩy thị trường đi đi xuống.
Đặc điểm nhận biết mô hình Pin bar
- Pin bar là một mô hình nến đơn lẻ trên biểu đồ.
- Thanh nến đơn này có phần thân nhỏ.
- Phần đuôi nến rất dài lệch hẳn về một hướng trên hoặc dưới tùy theo xu hướng trước đó của thị trường. Phần đuôi phải chiếm ít nhất 2/3 chiều dài toàn bộ thanh nến.
- Phần mũi của Pin bar có thể không có hoặc có nhưng rất nhỏ.
Mô hình Fakey
Nếu bạn nhìn thấy trên biểu đồ giá mô hình Inside bar bị phá vỡ, rồi lại quay đầu trở lại một cách nhanh chóng tạo nên một sử phá vỡ giả, khi đó giá đóng cửa rơi vào khoảng giá của Mother bar hoặc Inside bar thì đó chính là mô hình Fakey.
Mô hình này báo cho các nhà đầu tư một tín hiệu mạnh mẽ rằng xu hướng thị trường sẽ được tiếp diễn. Khi bạn nhìn thấy mô hình với thanh nến hướng xuống thì có nghĩa thị trường có khả năng sẽ tiếp tục giảm, và ngược lại nếu thanh nến hướng lên thì xu hướng sẽ tiếp tục tăng.
Có hai nguyên nhân hình thành mô hình này: thứ nhất là do các “cá mập” tác động vào và đá các nhà đầu tư nhỏ lẻ ra khỏi thị trường, thứ hai là do phản ứng của thị trường khi có một tin tức quan trọng xuất hiện.
Mô hình Fakey mẫu
Lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Fakey
Mô hình này phát huy hiệu quả tốt nhất là khi thị trường có xu hướng rõ rệt hoặc khi thị trường đang trong trạng thái đi ngang (sideway) trước các điểm kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ.
Tín hiệu của mô hình nến Fakey có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự rõ ràng của cấu trúc giá. Nếu tín hiệu bạn nhìn thấy khiến bạn cảm thấy chưa chắc chắn, tốt nhất hãy kiên nhẫn chờ đợi.
Giao dịch tại các vùng hợp lưu tín hiệu của thị trường sẽ mang lại hiệu quả cao đáng kể cho bạn, ví dụ như các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự, trendline, Fakey, Pin bar.
Kết luận
Trên đây là kiến thức cơ bản về Price Action cũng như các mô hình Price Action cơ bản thường gặp. Forex.com.vn hy vọng các bạn sẽ có thêm một phương pháp giao dịch hiệu quả. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!