FED là gì? FED ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới?

FED là cái tên mà hầu hết các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính đều hết sức quen thuộc, bởi vì cơ quan này được xem là “Cỗ máy in tiền” quyền lực nhất trên thế giới, các quyết định mà tổ chức này đưa ra có tác động mạnh mẽ khổng chỉ trong đất nước Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác.

Vậy thì FED là gì? mà lại có khả năng tạo ra sức ảnh hưởng mang tầm vĩ mô đến thế.

FED là gì?

FED là viết tắt của cụm từ Federal Reserve SystemCục dự trữ liên bang Mỹ hay còn gọi là Ngân hàng trung ương Mỹ. Căn cứ vào Đạo luật dự trữ liên bang, cơ quan này đã được thành lập vào ngày 23/11/1913.

Nhiệm vụ của FED là làm cho đô la duy trì được sự tăng trưởng bền vững và ổn định về giá để giữ được sức mua và lãi suất trung dài hạn của đồng tiền này. Đồng thời, cơ quan này cũng là nơi duy nhất được phép in ấn và phát hành đồng đô la cả tiền giấy và tiền kim loại.

FED đã hình thành như thế nào?

Vào thời điểm các năm 1873, 1893 và 1907, trên thế giới xảy ra hàng loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì thế ngày 23/2/1913, Ủy ban tiền tệ quốc gia đã được chính phủ Mỹ thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là để ứng phó với các cuộc khủng hoảng, đặc biệt là xử lý hệ quả của cuộc khủng hoảng nghiệm trọng xảy ra vào năm 1907.

Về sau, vai trò cũng như nhiệm vụ của cơ quan này càng được mở rộng, cùng với đó là sự thay đổi về cấu trúc. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng vào năm 1930 đã tác động.

Trong nội dung của Đạo luật dự trữ Liên bang đã đề ra 3 mục tiêu chính cho FED chính là: việc làm tối đa, duy trì giá cả ổn định và lại suất dài hạn vừa phải.

Cho đến năm 2009 thì FED còn kiêm nhiệm giám sát và điều tiết các ngân hàng, đảm bảo sự ổn định hệ thống tài chính tiền tệ, cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản, các tổ chức chính thức nước ngoài và chính phủ Mỹ. Ngoài ra, cơ quan này còn thực hiện các cuộc nghiên cứu kinh tế và phát hành các ấn phẩm.

Cấu trúc cơ cấu của cục dự trữ liên bang Mỹ

Cấu trúc cơ bản của cơ quan này bao gồm:

  • Hội đồng thống đốc
  • Ủy ban thị trường
  • Các ngân hàng của Cục dự trữ liên bang Mỹ
  • Các ngân hàng thành viên

– Trong cơ cấu này, các ngân hàng thuộc Cục dữ trữ liên bang Mỹ và các ngân hàng thành viên sẽ được quản lý bởi Hội đồng thống đốc.

– Các thành viên thuộc Hội đồng thống đốc sẽ được Tổng thống Mỹ chỉ định và được thông qua bởi Quốc hội Mỹ. Hội đồng này sẽ bao gồm 7 thành viên chỉ làm việc trong 1 nhiệm kỳ duy nhất kéo dài 14 năm (chỉ kết thúc trước thời hạn khi bị Tổng thống cách chức). Trong trường hợp đặc biệt, nếu một thành viên nào đó được yêu cầu phải thực hiện hoàn tất các nhiệm vụ của các thành viên còn lại thì có thể sẽ tiếp tục làm việc thêm 1 nhiệm kỳ 14 năm nữa.

– Ví dụ điển hình là trường hợp của ông Alan Greenspan, một vị cựu chủ tịch Hội đồng thống đốc đã đảm nhiệm vị trí thành viên hội động trong liên tiếp trong 19 năm, từ năm 1987 đến tận năm 2006.

Các bài viết liên quan:

Vì sao FED lại có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới?

Chúng ta đều biết rằng đồng Đô la Mỹ là một đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn, gắng liền với tất cả các lĩnh vực kinh tế trên thế giới và trở thành đồng tiền chung cho rất nhiều giao dịch quốc tế.

Vậy nên, FED chính là cơ quan duy nhất có quyền phát hành đồng tiền này, cũng như là điều chỉnh lãi suất của nó. Với 3 công cụ: điều chỉnh lãi suất, mua bán trái phiếu chính phủ và quyết định lượng tiền mặt dự trữ, những chính sách mà FED đưa ra đều tác động đến tình kinh tế, tài chính của thế giới.

fed la gi

Vì thế, các nhà đầu tư Forex đều nên cập nhật các bản tin lãi suất của Ngân hàng trung ương (Mỹ), bởi vì các tin tức từ bản tin này sẽ tạo nên các biến động của thị trường. Bằng việc nắm được các thông tin bạn sẽ có thể tránh được những rủi ro và chớp lấy các cơ hội đầu tư từ những biến động.

Ví dụ: Khi mà tình hình nền kinh tế Mỹ bị chao đảo, tính thanh khoản thấp bởi tác động của tình hình dịch bệnh virus Covid-19, thì ngày 15/03/2020, FED đã buộc phải điều chỉnh lãi suất cơ bản lần thứ 2 về gần 0% chỉ trong vòng 2 tuần. Điều này đã khiến chỉ số USD-Index giảm về mức 97,88 điểm, làm cho tỷ giá EUR so với USD tăng lên mức 1,1161 và tỷ giá GBP so với USD tăng lên mức 1,2372,…

Các bài viết liên quan:

Bài viết khác

Đăng nhập tài khoản của bạn dưới đây

Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.