Điểm Pivot là một công cụ hữu ích để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách sử dụng điểm Pivot vào giao dịch. Vậy điểm Pivot là gì và cách sử dụng trong giao dịch như thế nào? hãy cùng nhau tìm hiểu bằng bài viết dưới đây!
Điểm Pivot là gì?
Phụ Lục
Điểm Pivot (hay còn gọi là điểm trục, điểm xoay) có thể gây rất nhiều tranh cãi vì có rất nhiều phiên bản giải thích mỗi nơi một kiểu. Tuy nhiên thì chung quy lại cốt lõi của Điểm Pivot là sử dụng tóm lược về các mức Đỉnh, Đáy và Cuối kỳ của giai đoạn hiện tại để dự đoán các mức hỗ trợ và kháng cự cho giái đoạn kế tiếp. Điểm Pivot là một loại dự đoán tương đối đơn giản, được một số nhà phân tích xếp vào loại “chỉ báo dẫn đầu xu hướng” dù cho điểm này thực chất không hề “chỉ báo” bất cứ điều gì ngoài việc cung cấp một vài dự đoán.
Ngoài ra thì các Điểm Pivot còn thiếu đi phẩm chất đặc biệt có trong các chỉ báo đo lường mức giá đóng cửa so với giá đỉnh, hoặc mức giá đóng cửa so với phạm vi đỉnh-đáy. Tuy nhiên thì cũng giống như mọi thứ về kỹ thuật trong Forex, nếu tồn tại số lượng lớn các nhà giao dịch sử dụng Điểm Pivot và đều cùng đưa ra dự đoán tương tự nhau thì Điểm Pivot rất có khả năng trở thành một loại tiên đoán “tự biến mình thành sự thực”.
Ưu điểm của Pivot
Một ưu điểm của các Điểm Pivot đó là một khi chúng được biểu đồ hóa theo các số liệu quá khứ thì Điểm Pivot ấy sẽ không thay đổi, nhờ vậy mà bạn có thể quan sát bước phát triển của giá so với dự đoán từ Điểm Pivot (các dự đoán này được thể hiện bằng đường ngang ở thời điểm đóng cửa cuối). Trong chứng khoán, mọi người thường sử dụng H-L-C của tuần trước để tạo lập Điểm Pivot cho tuần tiếp theo. Tuy nhiên trong thị trường Forex có biến động nhanh hơn thì nhà giao dịch lại thường sử dụng H-L-C của ngày hôm qua để thiết lập Pivot cho hôm nay, hoặc dùng H-L-C của kỳ 4 tiếng đầu tiên đối với giao dịch theo khung thời gian một giờ. Nghe vậy thôi là bạn cũng đã có thể tưởng tượng ra còn vô số cách kết hợp khác nữa, phải không nào?
Công thức tính điểm Pivot
Công thức tính toán cho điểm Pivot tiêu chuẩn rất đơn giản, thế nhưng hiện nay có ít nhất 5 phiên bản biến thể của điểm Pivot và mỗi phiên bản đều có công thức được điều chỉnh khác đôi chút. Công thức cổ điển bắt đầu với Điểm Pivot Sơ cấp (điểm P) được tính bằng tổng mức giá Đỉnh + Đáy + Đóng Cửa rồi chia cho 3.
Hỗ trợ1(S1) = P x 2 – Đỉnh
Hỗ trợ2(S2) = P – (Đỉnh – Đáy)
Kháng cự1(R1) = P x 2 – Đáy
Kháng cự2(R2) = P + Đỉnh – Đáy
Phiên bản Fibonacci của Điểm Pivot sử dụng các số Fibonacci để dự đoán mức hỗ trợ và kháng cự.
Điểm Pivot (P) = (Đỉnh + Đáy + Đóng cửa) / 3
Hỗ trợ1(S1) = P – 0,382 x (Đỉnh – Đáy)
Hỗ trợ2(S2) = P – 0,618 x (Đỉnh – Đáy)
Hỗ trợ3(S3) = P – 1 x (Đỉnh – Đáy)
Kháng cự1(R1) = P + 0,382 x (Đỉnh – Đáy)
Kháng cự2(R2) = P + 0,618 x (Đỉnh – Đáy)
Kháng cự3(R3) = P + 1 x (Đỉnh – Đáy)
Sử dụng điểm Pivot trong giao dịch
Điểm xoay Pivot là một công cụ tuyệt vời để các nhà đầu tư ngoại hối tìm điểm hỗ trợ và kháng cự.
Điểm Pivot được sử dụng như các chỉ báo trong ngày giúp nhà đầu tư giao dịch các hợp đồng tương lai, hàng hóa và cổ phiếu.
Hầu hết thời gian thì giá dao động quanh mức giữa R1 và S1 nên điểm Pivot cực kỳ hữu ích đối với nhiều cặp tiền tệ dao động giữa các cấp này.
Bạn cũng có thể kết hợp điểm Pivot với các chỉ báo xu hướng khác để có tín hiệu giao dịch chính xác hơn. Điểm xoay thường sẽ trùng hoặc hội tụ với các chỉ báo như MA50, MA200, khi đó các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ cho tín hiệu mạnh hơn.
Điểm xoay có thể được sử dụng với những chiến lược như sau:
- Đối với những nhà đầu tư giới hạn phạm vi: BUY gần các mức hỗ trợ và SELL gần các mức kháng cự
- Đối với những nhà đầu tư đột phá: vào lệnh khi các mức chính bị phá vỡ
- Một số nhà đầu tư khác lại ưa giao dịch theo xu hướng bằng cách lấy điểm xoay để xác đinh mức tăng hoặc giảm của một sản phẩm.
Điểm Pivot DeMark
Được nghĩ ra bởi Tom DeMark, ông là người đã phát mình ra rất nhiều chỉ báo khác và có không ít chỉ báo do ông phát minh đã được các lãnh đạo các Quỹ Hedge ưa chuộng. Phiên bản DeMark chỉ ra điểm quan trọng là việc giá đóng cửa cao hơn hay thấp hơn giá mở cửa thực sự tạo nên khác biệt khi tính toán các điểm Pivot. DeMark đã dùng thêm một nhân tố mới có tên là X.
Nếu Giá đóng cửa < Giá mở cửa, X = Đỉnh + 2 x Đáy + Đóng
Nếu Giá đóng cửa > Giá mở cửa, X = 2x Đỉnh + Đáy + Đóng
Nếu Giá đóng cửa = Giá mở cửa, X = Đỉnh + Đáy + 2 x Đóng
Điểm Pivot(P) =X/4
Hỗ trợ1(S1) = X/2 – Đỉnh
Kháng cự1(R1) = X/2 – Đáy
Có ít nhất ba phiên bản Điểm Pivot khác nữa, và xin hãy hết sức cẩn thận bởi rất nhiều trang web giúp bạn tính điểm Pivot sẽ không tiết lộ công thức chính xác được sử dụng. Bạn có thể an toàn khi cho rằng các trang web này sử dụng công thức cổ điển. Tuy nhiên thì trình tính điểm Pivot của chúng tôi sẽ có sự khác biệt: trình này cho phép bạn nhập dữ liệu giá và thu được điểm pivot theo bốn cách khác nhau (bao gồm cả DeMark) có công thức rõ ràng.
Hãy quan sát biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy các mức hỗ trợ và kháng cự DeMark cho mức giá tại 5 chu kỳ (vùng được khoanh tròn) được dùng để đưa ra dự đoán cho kỳ tương lai. Mức giá đỉnh đã phá vỡ được đường kháng cự R1 nhưng mức giá đóng cửa thì không làm được việc này. Đây là điểm rất quan trọng – một số nhà phân tích sẽ nói rằng chỉ cần thanh giá (không cần biết là phần nào) phá vỡ được mức hỗ trợ hoặc kháng cự là đã đủ để coi là một breakout, tuy nhiên thì Sperandeo cùng một số chuyên gia khác lại cho rằng nhất định phải là khi mức giá đóng cửa phá vỡ các đường hỗ trợ hoặc kháng cự thì mới được coi là “breakout”. Trong ví dụ này, mức giá đỉnh đã phá vỡ mức trên và tiếp tục cắt đường hỗ trợ. Hãy chú ý rằng mức giá có chao đảo dừng lại một ngày trước khi diễn ra breakout. Điều này cho thấy không chỉ có mỗi một nhà giao dịch có sử dụng đúng mức DeMark này.
Trong trường hợp này, dữ liệu được sử dụng là năm kỳ dữ liệu (của cặp EUR/USD) và phải mất hơn hai mươi chu kỳ trước khi xảy ra breakout thực sự cuối cùng. Đây là ưu điểm cuối cùng của các điểm pivot – chúng có thể đóng vai trò là mỏ neo để ngăn chặn các giao dịch bốc đồng, dựa vào cảm giác cho đến khi có bằng chứng thực sự được đưa ra.
Giờ thì hãy quan sát biểu đồ tiếp theo, cách tính điểm pivot cổ điển (được đặt tên là “điểm pivot sàn”). Dữ liệu được sử dụng trong trường hợp này tương tự như trong ví dụ DeMark. Lưu ý rằng mức R1 thấp hơn một chút đã bị phá vỡ, nhưng chỉ trong hai giai đoạn trước khi tới mức đỉnh. Sau đó, khi giá giảm thì đường này dao động ngay trên mức hỗ trợ trong 6 kỳ trước khi xuất hiện breakout tại điểm đóng cửa. Một lần nữa thì điều này cho thấy rằng nhiều nhà giao dịch đã đặt hỗ trợ ở hoặc gần mức này.
Sau đây sẽ là vấn đề cần được nhắc đến: Nếu tất cả các điểm pivot được tính theo các cách khác nhau trên cùng một biểu đồ thì sẽ rất dễ phải phân vân khi đưa ra quyết định nên theo cái nào. Đâu mới là điểm “đúng” đây? Vâng, câu trả lời của chúng tôi là điểm nào cũng đúng và đồng thời cũng không có điểm nào là đúng. Ở đây không tồn tại một đáp án đúng riêng lẻ nào hết, chỉ là là phương pháp tính toán có phù hợp với mức độ tự hạn chế của bạn hay không thôi. Ví dụ, phiên bản DeMark có thể gợi ý cho bạn bán ra tại mức cao hơn (1,37418) so với mức mà phiên bản “sàn” cổ điển đưa ra (1,36857 đối với S1).
Vậy bạn sẽ phải làm thế nào để đưa ra lựa chọn? Các điểm Pivot nên được sử dụng kết hợp cùng các chỉ báo khác phù hợp với phong cách giao dịch của riêng bạn. Chẳng hạn nếu chúng ta thêm chỉ báo MACD vào biểu đồ điểm pivot cổ điển, chúng ta sẽ thu được tín hiệu bán ra vào ngày mà mức giá phá vỡ điểm pivot. Hãy quan sát biểu đồ bên dưới. Bạn có thể sử dụng breakout này để tham gia bước đầu, đợi tới khi xuất hiện breakout trên S1 thì hãy mở rộng khối lượng giao dịch.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về điểm Pivot mà Forex.com.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm công cụ để giao dịch hiệu quả. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!