Chính sách tiền tệ là gì? Những điều cần biết về Chính sách tiền tệ

Ai có quan tâm đến thị trường tài chính ắt hẳn không ít hơn một lần nghe đến cụm từ Chính sách tiền tệ. Chính  sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa là những chính sách hỗ trợ đắc lực để điều chỉnh sự cân bằng của nền kinh tế. Vậy Chính sách tiền tệ là gì mà những yếu tố tác động đến chính sách tiền tệ là gì? Cùng Forex.com.vn tìm hiểu ngay sau đây!

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách lưu thông tiền tệ hay còn gọi là chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền của Ngân hàng Trung Ương nhằm hướng tới một lãi suất mong muốn để ổn định tăng trưởng kinh tế – như kiểm soát lạm phát, duy trì tỷ giá hối đoái ổn định,…. Chính sách tiền tệ bao gồm việc điều chỉnh các loại lãi suất nhất định trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, ban hành mức dự trữ bắt buộc, tăng hoặc giảm trao đổi trên thị trường ngoại hối…

Chính sách tiền tệ gồm: chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thu hẹp. Chính sách tiền tệ mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường, và ngược lại.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ có hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Theo nguyên tắc, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Mục tiêu lãi suất được lựa chọn ưu tiên khi Ngân hàng Trung ương muốn điều tiết chu kỳ kinh tế như bình thường. Còn mục tiêu lượng cung tiền sẽ được sử dụng khi nền kinh tế quá nóng hoặc quá lạnh.

Nghiệp vụ thị trường mở chỉ hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ của FED. Khi FED mua trái phiếu, số tiền (USD) mà nó trả cho trái phiếu làm tăng cung tiền cơ sở, qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số tiền (USD) mà nó nhận làm giảm cung tiền cơ sở và qua đó làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ được Fed sử dụng thường xuyên nhất. Thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày.

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế nào?

Có thể bạn chưa biết chính sách tiền tệ của các Ngân hàng trung ương lớn chính là nhân tố hàng đầu làm thay đổi thị trường Forex. Nhưng chính sách tiền tệ thì lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi lạm phát.

Chắc hẳn bạn đã từng được nghe qua câu nói “Lạm phát có thể xảy ra ở bất kì nơi đâu và bất kì thời điểm nào, luôn luôn là một hiện tượng về tiền tệ”. Đây là một câu nói trứ danh của một chuyên gia về trường phái tiền tệ trong kinh tế học – ông Milton Friedman. Friedman đã tiến hành mở rộng và hoàn thiện nghiên cứu trước đó của giáo sư kinh tế Irving Fisher của Đại học Chicago. Fisher đã đề xuất ý tưởng về một “phương trình trao đổi”, phương trình này cho rằng cung tiến (M) nhân với tốc độ chu chuyển của tiền tệ (V) bằng với tích của mức giá cả (P) và tổng lượng giao dịch trong xã hội hoặc GDP (T).

Công thức chính của chủ nghĩa tiền tệ có thể được gói gọn trong bốn nhân tố sau:

Ví dụ:

  • Nếu cung tiền M đang tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm
  • Tổng sản lượng của nền kinh tế T đang tăng trưởng ở mức 3% mỗi năm
  • Để phương trình cân bằng thì mức giá P cũng phải tăng theo.
  • Thế nhưng lạm phát sẽ xảy ra nếu mức giá tăng lên.
  • Đây chính là lý do mà tuy những năm gần đây các nhân tố khác cũng chiếm vai trò lớn, nhưng chúng ta vẫn cần tiếp tục theo dõi các dữ liệu liên quan tới cung tiền của các ngân hàng trung ương lớn.

Có hai trường hợp có thể minh họa rõ nét vấn đề: tuy rằng phương trình trao đổi là một phương trình hằng đúng nhưng không thể giải thích rõ được tất cả.

Chẳng hạn như chúng ta có thể kể đến giai đoạn những năm đầu Ngân hàng trung ương Châu Âu hoạt động, ECB ghi nhận tình trạng cung tiền M tăng với tốc độ chóng mặt (khoảng 7-8%) trong nhiều tháng trời, ấy vậy mà những lo ngại về tình hình lạm phát lại bị xóa tan.

Điều này là bởi mức lương (mức giá cả sức lao động), chí ít là tại các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực như Đức được giữ ở mức không tăng mạnh. Nhờ vậy nên mức giá cả của hàng hóa và dịch vụ P được kiểm soát, bởi vì tiền lương chi trả cho nhân công chính là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến giá cả.

Khi Cục dự trữ Liên bang bắt đầu nới lỏng định lượng vào năm 2008 bằng cách mua vào Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và bơm tiền mặt ra ngoài lưu thông. Lượng tiền mặt này chảy vào các ngân hàng và theo thông thường thì sau đó sẽ được các ngân hàng này đem cho vay. Tuy nhiên, khi ấy các ngân hàng tại Mỹ lại không thể giải ngân được số tiền kể trên và chuyển hướng sang gửi tiền có lại suất tại FED.

Vậy là trong trường hợp trên tuy lượng cung tiền M thực sự đã tăng và tăng một lượng đáng kể, tốc độ lưu chuyển tiền tê V lại bằng 0 hoặc đạt giá trị âm, bởi vậy đã không có áp lực giá lên bên phía kinh tế chân chính của phương trình trao đổi. Thật đáng kinh ngạc khi đã có không ít các nhà phân tích và bình luận đã nhận định sai tình hình do không để tâm với vấn đề tốc độ luân chuyển của tiền tệ.

Bạn có thể quan sát điều này trên biểu đồ do St. LouisFed cung cấp – đây là một địa chỉ công bố nhiều dữ liệu và biểu đồ tuyệt vời có liên quan tới tiền tệ. Mỗi khi bạn bắt gặp một khẳng định khả nghi trên cơ sở chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, trang web St. LouisFed sẽ là nơi tốt nhất để bạn kiểm chứng xem liệu nhà phân tích đưa ra nhận định kia có đang nói hươu nói vượn hay không.

Tốc độ lưu chuyển tiền tệ của cung tiền M2 từ năm 2006 đến năm 2016.
Tốc độ lưu chuyển tiền tệ của cung tiền M2 từ năm 2006 đến năm 2016.

Tại sao cần tính đến yếu tố lạm phát

Như đã thảo luận trong bài học về Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá tiền tệ, lạm phát được tính đến là bởi nếu cấu trúc chi phí tại một quốc gia trở nên đắt đỏ (quốc gia A) hơn so với tại quốc gia đối tác thương mại (quốc gia B) thì quốc gia A sẽ thấy rằng mình không còn có thể xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia B được nữa. Bởi lẽ khi ấy thương phẩm của quốc gia A sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường của B do gặp bất lợi về giá.

Để khôi phục khả năng cạnh tranh thương mại, quốc gia A sẽ phải cắt giảm chi phí bằng cách tìm nguyên liệu thô rẻ hơn, cắt giảm chi phí nhân công – hoặc phá giá tiền tệ. Tìm kiếm nguyên liệu thô với giá rẻ hơn hoặc để theo đuổi một số lợi thế chi phí khác được cho là động cơ trong suốt nhiều thế kỷ của chủ nghĩa thực dân và hành vi xâm chiếm các vùng đất rộng lớn.

Hiện nay thì con đường xâm lược để chiếm được lợi thế về chi phí đã không còn có thể sử dụng được nữa, vậy nên điều duy nhất một chính phủ có thể thực hiện sẽ là điều tiết nền kinh tế để quản lý lạm phát. Sẽ không còn công cụ nào tốt hơn đẻ thực hiện việc này ngoài sử dụng chính sách tiền tệ, trừ khi quốc gia này muốn áp đặt kiểm soát tiền lương (chi phí nhân công) và giá cả.

Mọi chính phủ (kể cả chính phủ tại các nền kinh tế tự do nhất) đều phải kiểm soát nền kinh tế của quốc gia mình ở một mức độ nhất định, bởi lẽ nếu không có sự điều tiết của chính phủ thì có thể xảy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, các đối tượng bị ảnh hưởng do tình hình lạm phát có thể sẽ bất mãn và gây chiến nhằm chống đối chính phủ.

Nếu bạn là người chăm chỉ tích góp và có trong tay nguồn tiền “để dành phòng thân”, sức mua của bạn sẽ bị tình trạng lạm phát bào mòn. Các trader sẽ tranh thủ đầu cơ, tích trữ hàng hóa có tiềm năng tăng giá trong tương lai gần và gây ra tình trạng khan hiếm mặt hàng này.

Đợt siêu lạm phát diễn ra tại Đức vào các năm 1921-1924 được cho là đã tạo ra sự bất mãn trên diện rộng, dẫn tới sự trỗi dậy của Đức quốc xã, cùng với đó là yêu cầu Đức phải bồi thường sau Thế chiến I (cộng thêm việc chính phủ Đức đã phá sản) đã động chạm đến niềm tự tôn dân tộc và thích đẩy người dân nước này phản kháng.

Vai trò của Kỳ vọng

Cũng như nhiều công bố dữ liệu kinh tế khác, kỳ vọng đối với lạm phát có ảnh hưởng lớn hơn so với bản thân số liệu lạm phát khi được công bố, hay nói đúng hơn là có sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế. Nếu lạm phát đang diễn biến ở mức thấp so với kỳ vọng của ngân hàng trung ương và rồi đột nhiên mức lạm phát tăng mạnh, mọi người sẽ cho rằng ngân hàng trung ương đang trong trạng thái “thắt chặt chính sách”.

Lãi suất tăng theo kỳ vọng thường sẽ giúp nâng giá tiền tệ, ít nhất là trong ngắn hạn. Mọi tiền tệ đều bị ảnh hưởng bởi các kỳ vọng đối với quyết định chính sách mà ngân hàng trung ương sắp đưa ra và các quyết sách ấy thường được cho là dựa trên đánh giá triển vọng lạm phát.

Các nhà phân tích Forex cũng sẽ xét đến một khái niệm gọi là khoảng cách đầu ra hay chênh lệch sản lượng. Đây là một khái niệm đề cập tới năng lực không được sử dụng đến, có thể đo lường rõ nhất trong sản xuất và các ứng dụng công nghiệp khác (như khai thác, sản xuất điện, v.v.). Điều này có vẻ không liên quan đến chính sách tiền tệ, nhưng chúng ta hãy quay trở lại với phương trình Fisher – ở vế bên phải của phương trình là T (hay ngày nay được gọi là GDP).

Nếu các nhà sản xuất làm việc với công suất tối ưu, họ sẽ sản xuất 100 đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên ngày hôm nay lại chỉ sản xuất ra được 70 đơn vị hàng hóa, lúc này 30 đơn vị hàng hóa thiếu hụt sẽ được gọi là khoảng cách đầu ra. Lạm phát thường sẽ không xảy ra trong trường hợp khoảng cách đầu ra lớn (khi nền kinh tế chỉ hoạt động được 70% công suất thì khoảng cách đầu ra được gọi là lớn).

Trường hợp điển hình: khi các công ty tài nguyên thiên nhiên lớn của Úc tuyên bố họ đang cắt giảm đầu tư vốn vào khai thác (năm 2013) do nhu cầu từ phía Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác đã giảm, đồng Đô la Úc đã sụt giá do mọi người dự đoán lãi suất sẽ bị cắt giảm. Điều này không liên quan gì đến lạm phát và lại liên quan mật thiết tới mức tăng kỳ vọng đối với khoảng cách đầu ra.

Quy tắc Taylor

Bạn cần phải nắm bắt được Quy tắc Taylor để có thể hiểu công việc chính của ngân hàng trung ương trong việc giữ cho nền kinh tế trên con đường tăng trưởng không lạm phát. Quản lý lạm phát là nhiệm vụ rõ ràng của Ngân hàng Trung ương châu Âu, trong khi Cục Dự trữ Liên bang còn phụ trách thêm một nhiệm vụ thứ hai đó là giữ cho tỷ lệ thất nghiệp không quá cao.

Quy tắc Taylor pha trộn cả kỳ vọng lạm phát và chênh lệch sản lượng đầu ra. John Taylor là một nhà kinh tế học của Đại học Stanford, ông là người đã nghĩ ra quy tắc này vào năm 1993 và sau đó đã được đông đảo mọi người chấp nhận.

Quy tắc Taylor chỉ ra rằng các ngân hàng trung ương đưa ra chính sách hiệu quả nhất khi tiến hành tăng hoặc giảm lãi suất ngắn hạn khi lạm phát tăng quá nhanh hoặc tăng trưởng sản lượng có nguy cơ xóa bỏ khoảng cách đầu ra. Tỷ lệ thất nghiệp được sử dụng như đại diện cho khoảng cách đầu ra. Do đó, chính sách tiền tệ tối ưu sẽ là tăng lãi suất cao hơn mức tăng kỳ vọng của lạm phát.

Hiện nay thì đã tồn tại nhiều hơn một phiên bản của quy tắc Taylor, bởi các nhà lý thuyết đã dựa vào các yếu tố bổ sung để biến đổi quy tắc này, tuy nhiên thì nguyên lý cốt lõi của chúng vẫn không thay đổi – đó là chính sách tiền tệ có nhiệm vị kiềm chế lạm phát mà không làm bóp nghẹt tăng trưởng. Quy tắc Taylor không giải quyết câu hỏi về mức độ tỷ giá hối đoái, nhưng các nhà giao dịch Forex nhanh chóng nhận ra  nơi nào sẽ phát sinh chênh lệch.

Tiếp theo ví dụ về đồng Đô la Úc được đề cập ở trên, trong khoảng một năm sau cú sốc ban đầu đối với kế hoạch giảm chi tiêu vốn  của các công ty khai thác (ngụ ý mức năng suất không sử dụng đến sẽ gia tăng) thì một trong các yếu tố quan trọng nhất giúp thúc đẩy đồng AUD là việc làm. Khi lượng công ăn việc làm sụt giảm tới mức thấp bất thường (hoặc ít nhất là thấp hơn mức kỳ vọng), đồng AUD sẽ rơi vào tình trạng cần xem xét cắt giảm lãi suất. Khi mức công ăn việc làm bắt đầu cao hơn kỳ vọng thì giá đồng AUD sẽ tăng lên, bởi lẽ lúc này khoảng cách đầu ra đang bị thu hẹp lại dẫn tới khả năng có thể lãi suất sẽ gia tăng.

Chú ý rằng lúc này diễn biến được dõi theo không phải là yếu tố chi phí nhân công hay tiền lương (nhân tố thực sự tác động đến lạm phát) mà lại là tỷ lệ thất nghiệp – đại diện cho khoảng cách đầu ra. Đây chính là cách mà một nhân tố lúc đầu trông có vẻ chẳng có liên quan gì tới chính sách tiền tệ nhưng lại có thể được coi là một thành phần của chính sách tiền tệ thực tế.

Câu hỏi:

1.Chính sách tiền tệ quan tâm đến hai nhân tố nào nhất?

a. Lạm phát

b. Đầu ra

c. Vượt quá năng lực sản xuất

Khoảng cách đầu ra

2. Nới lỏng định lượng là một cách để tăng cung tiền và vốn dĩ phương thức này cũng là một dạng lạm phát.

a. Đúng

b. Sai

3. Mục tiêu hàng đầu của mọi ngân hàng trung ương là ngăn chặn lạm phát ở mức cao.

a. Đúng

b. Sai

4. Kỳ vọng về lạm phát quan trọng hơn bản thân lạm phát.

a. Đúng

b. Sai

Sohee

Sohee

Tôi là Hoài Thương - Admin Website Forex.com.vn | Nơi chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về thị trường chứng khoán, Forex, hàng hóa, phái sinh, crypto, kim loại quý. Tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch và đầu tư trên các thị trường tài chính khác nhau. Hãy theo dõi tôi để cập nhật những tin tức và bổ sung những kiến thức bổ ích nhất nhé! Chúc bạn thành công!

Bài viết khác

No Content Available

Đăng nhập tài khoản của bạn dưới đây

Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.