Chiến lược giao dịch kết hợp dải Bollinger và đường trung bình động MA

Dải Bollingerđường trung bình động MA là 2 công cụ không thể tách rời trong phân tích biểu đồ. Vậy sự kết hợp giữa 2 chỉ báo này đem lại chiến lược giao dịch như thế nào? Cùng Forex.com.vn tìm hiểu nhé!

Mối liên hệ giữa dải Bollinger và đường trung bình động MA

Dải Bollinger là chỉ báo được dùng rất phổ biến khi phân tích hành động giá. Cấu tạo của dải Bollinger bao gồm 2 dải trên và dưới biến động. 2 đường này cấu thành 1 dải bao lấy và làm khung biến động cho giá. Đường trung bình động MA là trục chính (nằm chính giữa) dải Bollinger. Vì cấu tạo và mối liên hệ này mà 2 chỉ báo có ảnh hưởng đến nhau và có thể kết hợp với nhau. Vậy sự kết hợp giữa dải Bollinger và đường trung bình động MA cho chúng ta tín hiệu giao dịch như thế nào?

Mối liên hệ giữa dải Bollinger và đường trung bình động MA
Mối liên hệ giữa dải Bollinger và đường trung bình động MA

Giao dịch kết hợp dải Bollinger và đường trung bình động MA

Tín hiệu giao cắt giữa các đường trung bình động có khung thời gian khác nhau sẽ cho các chiến lược giao dịch khác nhau. Trong đó, xu hướng giá sẽ có tín hiệu thay đổi khi có sự giao cắt giữa các đường trung bình động giản đơn SMA với nhau.

Trong chiến lược mà chúng tôi đề cập ở đây, dải Bollinger dao động mạnh quanh trục của nó, tức đường MA 20 (đường trung bình động 20 ). Bên cạnh đó, đường MA 200 (đường trung bình động 200 ngày) cũng được sử dụng như đại diện cho xu hướng giá trong dài hạn.

  • Tín hiệu Mua: khi dải Bollinger vượt lên trên hoàn toàn so với đường MA 200, bạn nên cân nhắc đến tín hiệu mua để đi theo xung lực tăng giá.
  • Tín hiệu Bán: khi dải Bollinger giảm xuống và nằm dưới hoàn toàn so với đường MA 200, bạn nên cân nhắc đến tín hiệu bán để thoát khỏi xung lực giảm giá.
Giao dịch kết hợp dải Bollinger và đường trung bình động MA
Giao dịch kết hợp dải Bollinger và đường trung bình động MA

Ví dụ trên là trường hợp FPT  xuất hiện tín hiệu Mua. Ta có thể thấy ngay khi dải Bollinger vượt khỏi đường trung bình động 200 ngày, một xu thế giá đảo chiều giảm sang tăng được hình thành rất tích cực.

Giao dịch kết hợp dải Bollinger và đường trung bình động MA
Giao dịch kết hợp dải Bollinger và đường trung bình động MA

Ví dụ trên minh họa cho sự xuất hiện tín hiệu Bán của SKG, khi dải Bollinger hạ thấp xuống dưới hoàn toàn so với đường trung bình động dài hạn MA 200, tín hiệu bán được xác lập nhằm thoát khỏi vị thế nắm giữ.

Kết hợp dải Bollinger và MA 20 để giao dịch theo xu hướng

Như đã biết, trục của dải Bollinger là đường SMA 20. Ý nghĩa của cấu trúc này thể hiện giá đóng cửa trung bình trong 20 phiên liên tiếp, và còn tùy thuộc vào khung thời gian mà bạn chọn.

Như vậy, khi giao dịch theo xu hướng, bạn chỉ cần ghi nhớ một nguyên tắc đơn giản là mỗi khi thị trường có xu hướng mạnh, làm giá bật ra rồi quay về trục, nó sẽ ngay lập tức bật ra để xu hướng được tiếp diễn.

Khi đó, trục của dải Bollinger được xem như ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự của giá. Khi thị trường Pullback với đường trung bình động 20 bạn sẽ có một tín hiệu Mua hoặc Bán tại đó.

Khi kết hợp giao dịch giữa dải Bollinger và đường trung bình động MA cần lưu ý rằng đường trung bình động giản đơn có độ trễ nhất định. Vì vậy bạn có thể sử dụng đường trung bình động hàm mũ EMA thay vào đó để cải thiện khuyết điểm này.

Kết hợp dải Bollinger với chỉ báo RSI

Ngoài việc kết hợp dải Bollinger với MACD và MA, nó còn có thể kết hợp với chỉ báo RSI để giao dịch hiệu quả hơn. Không nhiều người biết đến sự kết hợp này trong khi nó đem lại một cách giao dịch rất hay.

Như đã biết, chỉ báo RSI có 2 phân kỳ báo hiệu cho sự đảo chiều sắp xảy ra:

  • Phân kỳ tăng: Thị trường có đỉnh cao nhưng RSI giảm.
  • Phân kỳ giảm: Thị trường có đáy thấp nhưng RSI tăng.

Dựa vào đặc điểm trên, ta có chiến lược như sau:

Khi giá đang đi lên và nằm ở dải trên của dải Bôlinger, ta sẽ tìm một phân kỳ giảm của RSI. Ngược lại, khi giá đang hướng cuống và nằm dưới dải Bollinger, ta sẽ tìm một phân kỳ tăng của RSI. Khi đó, giá sẽ quay về đường SMA 20, ta sẽ có một tín hiệu giao dịch đảo chiều khi kết hợp với dấu hiệu đảo chiều của RSI.

Bạn cũng có thể kết hợp phương pháp này với Hỗ trợ và kháng cự. Sự kết hợp như vậy sẽ đem lại xác suất thắng cao hơn so với sử dụng riêng lẻ từng chỉ báo.

Kết luận

Trên đây là những phương pháp giao dịch kết hợp dải Bollinger và đường trung bình động MA. Ngoài ra, kết hợp dải Bollinger và chỉ báo RSI cũng đem lại hiệu quả cao hơn trong giao dịch. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ bỏ túi thêm vài bí quyết giao dịch cho mình. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!

Bài viết khác

Đăng nhập tài khoản của bạn dưới đây

Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.