Chỉ số ISM là gì? Tác động của chỉ số này đến thị trường ngoại hối

Các chỉ số ISM được công bố hàng tháng sẽ cho bạn biết được tình hình sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Chỉ số này đồng thời cũng có tác động đến thị trường ngoại hối và tạo nên những biến động trong thị trường này. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn chỉ số ISM là gì nhé!

ISM – Viện Quản lý cung ứng Mỹ

Đây là hiệp hội quản lý cung ứng thành lập vào năm 1915 tại Mỹ, được xem là tổ chức quản lý về cung ứng lâu đời nhất trên thế giới hiện nay.

Tổ chức phi lợi nhuận này hiện đang có khoảng 50.000 thành viên tại hơn 90 quốc gia. Mang đến cho các chuyên gia trong lĩnh vực cung ứng các khóa đào tạo và bằng chứng nhận, thực hiện các nghiên cứu, phát hành ấn phẩm và các thông tin về lĩnh vực này.

Chỉ số ISM là gì?

Chỉ số ISM được viết tắt từ cụm từ Institute for Supply Management, nó được công bố bởi Viện quản lý nguồn cung Mỹ. Chỉ số sản xuất này được tính toán dựa trên dữ liệu thu được từ các cuộc khảo sát thực hiện hằng tháng, đối tượng tham gia khảo sát là các nhà quản lý thu mua hoặc cung ứng làm việc tại khoảng 400 công ty khác nhau trên đất nước tại Mỹ.

Cách tính chỉ số ISM

Mỗi tháng, Viện quản lý nguồn cung sẽ gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các nhà quản lý thu mua tại 400 công ty. Các câu trả lời của các nhà quản lý thu mua sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng các hoạt động sản xuất như thế nào, đang tăng, giảm hay không có sự thay đổi thông qua các chỉ số sau:

  1. Việc làm
  2. Sản lượng
  3. Đơn hàng mới
  4. Nguồn cung
  5. Giá hàng hóa
  6. Đơn hàng tồn đọng
  7. Đơn hàng xuất khẩu mới
  8. Dự trữ
  9. Dự trữ của khách hàng
  10. Nhập khẩu

Các câu trả lời của các nhà quản lý thu mua là những dữ liệu thô sẽ không bị sửa đổi. Chỉ số ISM sẽ được tính dựa trên các câu trẻ lời của 5 câu hỏi trong bảng khảo sát là: Đơn hàng, sản lượng, việc làm, nguồn cung và dự trữ. 5 câu này sẽ được chia với tỷ lệ như sau: đơn hàng sẽ là 30%, sản lượng sản xuất là 25%, việc làm là 20%, nguồn cung 15% và cuối cùng là dự trữ là 10%.

Các bài viết liên quan:

Vì sao các nhà đầu tư Forex cần quan tâm đến chỉ số ISM này?

Các doanh nghiệp muốn sản xuất được sản phẩm thì cần phải có nguồn cung các nguyên vật liệu. Lúc này, nhà quản lý nguồn cung sẽ nắm tình hình nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp mình và thực hiện thu mua lượng nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu. Bởi thế, họ sẽ biết rõ tình hình sản xuất của doanh nghiệp đang trong tình trạng như thế nào là tăng, giảm hay ổn định.

chỉ số ism ảnh hướng đến thị trường forex như thế nào

Khi tổng hợp số liệu từ các nhà quản lý cung ứng này, chúng ta sẽ biết được tình hình chung của nền kinh tế Mỹ, bởi vì các hàng hóa sản xuất này chiếm đến một nửa nền kinh tế nước này. Nếu báo cáo ISM phát hình cho thấy chỉ số tháng này tốt hơn so với tháng trước đó, nó sẽ làm cho đồng Đô-la tăng giá và ngược lại.

Khi bảng báo cáo chỉ số ISM được công bố:

  • Nếu bạn thấy chỉ số này lớn hơn 50, điều này cho thấy hoạt động sản xuất đang được mở rộng và nền kinh tế nước Mỹ đang tăng trưởng
  • Nếu chỉ số ISM nhỏ hơn 50 và trên 43 thì có nghĩa là các hoạt động sản xuất đang thu hẹp lại
  • Còn với chỉ số ISM dưới 43 thì đây là biểu hiện của sự suy thoái, và kỳ vọng rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất.

Đồng Đô-la đóng vai trò là đồng tiền chung và Mỹ là một cường quốc đứng đầu, nên các tình hình sức khỏe của nền kinh tế nước này chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến tình kinh tế chung của toàn thế giới.

Các bài viết liên quan:

Bài viết khác

Đăng nhập tài khoản của bạn dưới đây

Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.