Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Hướng dẫn tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì? Vì sao các nhà giao dịch ngoại hối cần quan tâm đến chỉ số này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – Viết tắc là CPI) phản ánh cho bạn biết được những sự thay đổi trong của mức giá tiêu dùng theo thời gian và nó được thể hiện dưới hình thức phần trăm (%). Ngoài ra, chỉ số này còn là một trong những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức lạm phát hay giảm phát của một nền kinh tế.

Bạn cũng có thể hiểu rằng chỉ số giá tiêu dùng này dùng để đo lường sự thay đổi mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng điển hình mua.

  • Người điển hình chính là: những người có việc làm hưởng lương ở khu vực thành thị, công chức, và cũng có thể là toàn bộ nhóm những người tiêu dùng thuộc khu vực thành thị mua hàng trên thị trường.
  • Giỏ hàng hóa chính là:
  • Hàng hóa: Thực phẩm, đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển,…
  • Dịch vụ: giáo dục, truyền thông, giải trí, y tế,…

Hướng dẫn phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng

Muốn tính được chỉ số giá tiêu dùng CPI, chúng ta cần tính được số bình quân gia quyền bằng công thức Laspeyres của kỳ báo cáo so với kỳ báo cơ sở.

Việc này sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

  • Bước 1: Xác định lượng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng hóa một người tiêu dùng điển hình đã mua.
  • Bước 2: Xác định giá cả của từng mặt hàng trong giỏ tại mỗi thời điểm
  • Bước 3: Tính tổng số tiền dùng để mua giỏ hàng hóa
  • Bước 4: Chọn kỳ gốc để làm kỳ cơ sở, kỳ gốc này tùy từng quốc gia mà thay đổi trong 5 năm hoặc 7 năm. Và sau đó là thực hiện tính chỉ số CPI cho từng năm theo công thức sau:                                                                          công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI
  • Bước 5: Thực hiện tính tỷ lệ lạm phát

công thức tính tỷ lệ lạm phát

Các bài viết liên quan:

Những lưu ý về chỉ số CPI:

+ Chỉ số CPI này được tính hàng tháng, hàng năm và bạn có thể theo dõi chúng trên lịch kinh tế.

+ Vì sử dụng giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định, nên chỉ số CPI không phản được sự thay đổi chất lượng hàng hóa, sự xuất hiện của hàng hóa và dịch mới và độ lệch thay thế.

+ Chỉ số CPI của nền kinh tế Việt Nam được thực hiện đo lường bởi Tổng cục Thống kê, quyền số dùng để tính chỉ số này được xác định vào năm 2000 dực trên kết quả của 2 cuộc khảo sát Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1997 – 1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999, nó được đưa vào áp dụng thực tế năm 2001.

+ Quyền số tính chỉ số CPI của của Việt Nam có đặc điểm là nhóm hàng lương thực – thực phẩm chiếm 47,9%, nhưng nhóm văn hóa – thể thao – giải trí chỉ chiếm 3,8%.

Tầm ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng CPI

Chỉ số này phản ánh cho chúng ta thấy được xu thế của thị trường, sự biến động giá bán lẻ của hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Vậy nên, chỉ số giá tiêu dùng tăng cũng có nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại.

Sự biến động của chỉ số này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát hoặc là giảm phát trong một nền kinh tế. Nếu giá cả tăng một cách mất kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng siêu lạm phát, còn tình trạng giá cả sụt giảm mạnh do lượng cầu giảm sẽ gây ra giảm phát khiến nền kinh tế bị suy thoái, bùng phát nạn thất nghiệp.

chỉ số cpi - lạm phát

Khi chỉ số giá tiêu dùng của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có sự thay đổi, nó sẽ tác động trực tiếp đến các loại chứng khoán có mức lãi suất cố định. Nếu chỉ số giá tiêu dùng tăng, giá trị thực của các khoản lãi cố định sẽ ở mức thấp hơn. Điều này khiến cho các chứng khoán lãi suất cố định bị giảm đi mức sinh lời. Tình trạng lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền trả cố định như: tiền lương, lương hưu, trợ cấp.

Nhiều người mong muốn nền kinh tế có một mức lạm phát nhẹ khi đang trong giai đoạn tăng trưởng. Thế nhưng, việc giá cả đầu vào tăng mạnh sẽ khiến cho các nhà sản xuất bị giảm lợi nhuận, còn trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát thì sao?

Lúc này, nhu cầu của người tiêu dùng chắc chắn sẽ bị suy giảm, buộc các nhà sản xuất phải thực hiện giảm giá bán sản phẩm để kích cầu. Nhưng không hẳn là giá cả đầu vào cũng sẽ giảm, nó sẽ khiến cho mức lợi nhuận của nhà sản xuất bị ảnh hưởng. Điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và làm cổ phiếu của công ty dao động theo.

Các bài viết liên quan:

Bài viết khác

Đăng nhập tài khoản của bạn dưới đây

Điền vào các biểu mẫu dưới đây để đăng ký

Lấy lại mật khẩu của bạn

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.