Price Actions là một trong những phương pháp phân tích kỹ thuật được giới đầu tư Forex yêu thích nhất. Ngoài ra, phương pháp này còn cực kỳ thích hợp với những người mới gia nhập thị trường Forex, bởi đặc tính dễ dàng vận dụng, không đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm.
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 16 mô hình price action quan trọng cần nắm trong đầu tư Forex.
1. Bearish Engulfing Pattern: Mô hình nến nhận chìm suy giảm
Phụ Lục
- 1 1. Bearish Engulfing Pattern: Mô hình nến nhận chìm suy giảm
- 2 2. Bullish Engulfing Pattern: Mô hình nến nhận chìm tăng trưởng
- 3 3. Dark Cloud Cover: Mô hình nến mây đen che phủ
- 4 4. Mô hình nến Doji
- 5 5. Dragonfly Doji: Mô hình nến Doji chuồn chuồn
- 6 6. Evening Star: Mô hình nến sao hôm
- 7 7. Gravestone Doji: Mô hình nến Doji bia mộ
- 8 8. Hammer: Mô hình nến Búa
- 9 9. Hanging Man: Mô hình Người Treo Cổ
- 10 10. Harami: Mô hình Người Có Mang
- 11 11. Inverted Hammer: Mô hình nến búa ngược
- 12 12. Morning Star: Mô hình nến Sao Mai
- 13 13. Piercing Line Pattern: Mô hình nến Xuyên
- 14 14. Shooting Star: Mô hình Sao đổi ngôi
- 15 15. Tweezer Tops And Bottoms: Mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp
- 16 16. Windows (Gaps): Mô hình Khoảng trống – Khoảng cách tăng giảm
- 17 Kết luận
Mô hình nến nhận chìm suy giảm là một mô hình nến đảo chiều tăng giá. Mô hình nến này thường xuất hiện phía trên xu hướng tăng. Cấu tạo của mô hình này gồm:
- Nến tăng nhỏ hơn
- Nến giảm lớn hơn
Thân nến của cây nến tăng được nằm gọn trong thân nến của cây nến giảm. Khoảng cách tăng (hay còn gọi là tín hiệu tăng) trong ngày thứ 2. Nhưng xu hướng tăng không tiếp diễn và xu hướng giảm đẩy giá xuống thấp hơn giá mở của của cây nến trước.
Dưới đây là ví dụ về mô hình nến nhận chìm suy giảm cuối chu kỳ tăng:
2. Bullish Engulfing Pattern: Mô hình nến nhận chìm tăng trưởng
Mô hình nến nhận chìm tăng trưởng là mô hình nến đảo chiều tăng giá. Mô hình này xảy ra ở cùng một xu hướng giảm. Cấu tạo mô hình nến này gồm:
- Nến giảm nhỏ hơn đứng trước
- Nến tăng lớn hơn đứng sau
Thân của cây nên giảm giá được nằm gọn trong thân nến của cây nến tăng.
3. Dark Cloud Cover: Mô hình nến mây đen che phủ
Mô hình nến mây đen che phủ là mô hình nến đảo chiều xu hướng giảm. Cấu tạo của mô hình nến mây đen che phủ bao gồm:
- Nến tăng
- Nến giảm
Mô Hình Mây Đen Che Phủ xảy ra khi một ngọn nến giảm giá đóng cửa dưới 1/2 của thân nến đứng trước. Ngoài ra, giá mở cửa của cây nến sau tạo khoảng cách tăng so với giá đóng cửa của cây nến trước. Khoảng cách mở cửa của cây nến sau tăng so với trước không bền vững tạo ra tín hiệu đảo chiều giảm.
Các bài viết liên quan:
- Học Forex với sách Bollinger Bands cơ bản
- Hiểu đúng phân tích cơ bản trong Forex
- Những lưu ý khi mua bán tín hiệu Forex
4. Mô hình nến Doji
Mô hình nến Doji là một mô hình nến cực kỳ quan trọng và được ứng dụng rất nhiều trong giao dịch. Mô hình nến Doji là biểu hiện của thị trường đang có sự lưỡng lự giữa giảm giá và tăng giá. Doji vừa có tính đảo chiều giá tạm thời vừa có tính tiếp tục xu hướng.
Nến Doji có giá mở cửa và đóng cửa xấp xỉ bằng nhau. Một nến Doji chân dài (Long-legged Doji) hay còn được gọi là “Người kéo xe” (Rickshaw man). Đây là Doji có bóng trên và bóng dưới dài hơn so với một nến Doji chuẩn.
5. Dragonfly Doji: Mô hình nến Doji chuồn chuồn
Mô hình nến Doji chuồn chuồn là mô hình nến đảo chiều tăng giá sử dụng đồ thị nến, thường xảy ra tại giá của một xu hướng giảm.
Mẫu hình nến Doji chuồn chuồn được tạo ra khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa có cùng một giá trị gần bằng nhau. Phần quan trọng trong mẫu nến này là phải có 1 bóng dưới thật dài.
6. Evening Star: Mô hình nến sao hôm
Mô hình nến sao hôm là một mô hình nến đảo chiều giảm giá, thường xảy ra tại đỉnh của một xu hướng tăng. Cấu tạo mô hình nến này bao gồm:
- Nến tăng: có thân lớn
- Nến giảm: có thân nhỏ
- Nến giảm: có thân lớn
7. Gravestone Doji: Mô hình nến Doji bia mộ
Mô hình nến Doji bia mộ xảy ra ở đỉnh của một xu hướng tăng. Mô hình nến này được hình thành khi giá mở cửa, giá thấp nhất và giá đóng cửa xấp xỉ hoặc chênh lệch không nhiều. Phần quan trọng của mô hình nến bia mộ là phải có bóng nến trên dài.
8. Hammer: Mô hình nến Búa
Mô hình nến Búa là mô hình nến đảo chiều thường xảy ra ở đáy của một xu hướng giảm.
Mô hình nến Búa được hình thành khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa gần bằng nhau, tạo nên 1 thân nến nhỏ. Điều quan trọng hơn là nó phải có 1 bóng dưới dài ít nhất 2 lần độ dài của thân nến.
9. Hanging Man: Mô hình Người Treo Cổ
Mô hình Người Treo Cổ là một tín hiệu đảo chiều. Mô hình nến này xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng và là báo hiệu cho một sự đảo chiều giảm.
10. Harami: Mô hình Người Có Mang
Mô hình nến Người Có Mang là một mô hình nến đảo chiều có cấu tạo như sau:
- Nến lớn: Có thể là nến tăng hoặc nến giảm
- Nến nhỏ: Có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
11. Inverted Hammer: Mô hình nến búa ngược
Mô hình nến Búa Ngược là mô hình xuất hiện tại đáy của một xu hướng giảm và báo hiệu cho một sự đảo chiều tăng. Bản chất nó không phải một tín hiệu mà chỉ là một dấu hiệu mua.
12. Morning Star: Mô hình nến Sao Mai
Mô hình nến Sao Mai là một mô hình nén đảo chiều giảm giá thường xảy ra ở đáy của một xu hướng giảm. Cấu tạo của mô hình nến này như sau:
- Nến lớn: nến giảm
- Nến nhỏ: nến giảm hoặc nến tăng
- Nến lớn: nến tăng
13. Piercing Line Pattern: Mô hình nến Xuyên
Mô hình nến Xuyên là mô hình nến đảo chiều tăng giá có cấu tạo gồm 2 nến: Một nến tăng và một nến giảm.
14. Shooting Star: Mô hình Sao đổi ngôi
Mô hình nến Sao Đổi Ngôi là mô hình nến đảo chiều giảm giá. Có cấu tạo như sau:
15. Tweezer Tops And Bottoms: Mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp
Mô hình Đỉnh Nhíp và Đáy Nhíp là một mô hình thường xuất hiện tại một xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình Đỉnh Nhíp là 1 mẫu nến đảo chiều giảm giá thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng, và mô hình Đáy Nhíp là 1 mẫu nến đảo chiều tăng giá thường thấy ở đáy của 1 xu hướng giảm giá.
Mô hình Đỉnh Nhíp bao gồm 2 nến:
- Nến tăng (ngày thứ 1)
- Nến giảm (ngày thứ 2)
Mô hình Đáy Nhíp bao gồm 2 nến:
- Nến giảm (ngày thứ 1)
- Nến tăng (ngày thứ 2)
16. Windows (Gaps): Mô hình Khoảng trống – Khoảng cách tăng giảm
Khoảng trống (Gaps) được xem là kỹ thuật không thể thiếu khi sử dụng đồ thị nến Nhật. Khoảng trống xuất hiện khi giá mở cửa không trùng với giá đóng cửa của ngày hôm trước.
Các bài viết liên quan:
- Chiến lược giao dịch với mô hình nến mây đen che phủ
- Giao dịch hợp đồng quyền chọn
- Hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh
Kết luận
Trên đây là tổng hợp 16 mô hình nến thường gặp khi bạn phân tích biểu đồ. Trong đó, có một số mô hình nến cơ bản, thường thấy nhất cũng như được ứng dụng nhiều nhất trong giao dịch. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có nhận biết được các mô hình nến khi gặp chúng trong phân tích biểu đồ. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!