Mặc dù ít được biết đến, nhưng OBV lại là chỉ báo đem lại hiệu quả. Cách sử dụng chỉ số OBV không quá phức tạp. Vậy chỉ số OBV là gì? Cách tính chỉ báo OBV như thế nào? Chỉ báo OBV được ứng dụng như thế nào trong giao dịch chứng khoán và Forex?
Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉ báo OBV và cách giao dịch với chỉ báo OBV nhé!
Chỉ báo On Balance Volume – Chỉ báo OBV là gì?
Phụ Lục
Chỉ báo OBV là viết tắt của On Balance Volume, là một chỉ báo khối lượng đo lường động lực xu hướng dựa trên mối tương quan trong biến động giá và khối lượng. Hoặc là đà tăng của xu hướng được củng cố, thị trường tiếp tục xu hướng hoặc đà tăng của xu hướng đang dần suy yếu, thị trường có khả năng đảo chiều sang một xu hướng mới.
Chỉ báo OBV được phát triển bởi Joseph Granville (20 tháng 3 năm 1923 – 7 tháng 9 năm 2013), một thiên tài phân tích kỹ thuật nổi lên như một làn sóng mạnh mẽ trong những năm 1960.
Ngoài OBV, Joseph Granville cũng để lại nhiều công trình có giá trị, được nhiều nhà giao dịch sử dụng như một quy tắc giao dịch phổ biến trên thị trường tài chính, đó là 8 quy tắc vàng của đường trung bình động MA200.
Joseph Granville lập luận rằng, thứ nhất, khối lượng luôn đi trước giá; Thứ hai, vì khối lượng đại diện cho thanh khoản, áp lực thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến giá, do đó sự biến động của khối lượng sẽ tạo thành tín hiệu hàng đầu cho hướng của giá.
Công thức tính OBV
Công thức tính OBV phụ thuộc vào biến động giá và khối lượng giao dịch là biến duy nhất tạo thành giá trị của OBV.
Cụ thể: Tại phiên giao dịch thứ 10 (phiên giao dịch hiện tại), nếu:
- Close (n) > Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1) + Volume (n)
- Close (n) < Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1) + [– Volume (n)]
- Close (n) = Close (n-1) thì OBV (n) = OBV (n-1)
Trong đó:
- Close (n): giá đóng cửa phiên hôm nay,
- Close (n-1): giá đóng cửa phiên trước,
- Volume (n): khối lượng giao dịch của phiên hôm nay.
Chỉ báo OBV cho biết điều gì?
Chỉ báo OBV là một công cụ hiệu quả giúp các nhà đầu tư phân tích giao dịch hiệu quả hơn. Vậy ý nghĩa cụ thể của chỉ số này là gì? Dưới đây là một số ý nghĩa của chỉ báo OBV khi giao dịch mà các nhà giao dịch cần biết:
- Chỉ số OBV có dấu hiệu tăng khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm nhỏ hơn khối lượng của các phiên tăng. Sự gia tăng của OBV cho thấy sức mua lớn hơn sức bán, từ đó giá có khả năng tăng.
- Ngược lại, khi chỉ số OBV có dấu hiệu giảm khi khối lượng giao dịch của các phiên giảm lớn hơn khối lượng giao dịch của các phiên tăng. Sự sụt giảm của OBV cho thấy sức mua yếu hơn sức bán, từ đó giá sẽ có khả năng giảm.
- Nếu OBV tăng nhưng giá vẫn giữ nguyên, giá thậm chí có thể giảm. Điều này có nghĩa là lực giảm đã dần suy yếu, giá sẽ có tiềm năng lớn để tăng trở lại.
- Nếu OBV giảm nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí mặt bằng giá cũng tăng, điều này có nghĩa là lực tăng đã dần suy yếu, giá sẽ có tiềm năng lớn giảm trở lại.
Các bài viết liên quan:
- Các chỉ báo kỹ thuật cơ bản trong chứng khoán và Forex
- Tìm hiểu về chỉ báo Leading và chỉ báo Lagging
- Chỉ báo ADX là gì? Cách tính chỉ báo ADX
Cài đặt OBV trên MT4
Chỉ báo OBV được cài đặt trên nền tảng MT4 qua các bước sau:
Bước 1: Mở MT4
Bước 2: Insert -> Chọn Indicators -> Volumes -> On Balance Volume.
Bước 3: Cài đặt các thông số cho chỉ báo
Ở Parameters, bạn có thể tùy chọn màu sắc, độ dày của đường OBV. Ở Visualizaion, bạn có thể cài đặt những khung thời gian mà bạn muốn chèn chỉ báo, nếu không chọn, hệ thống vẫn sẽ thêm chỉ báo vào các khung thời gian mà bạn thường giao dịch.
Cuối cùng, nhấn OK để hoàn thành thiết lập.
Hướng dẫn giao dịch với chỉ báo OBV
Xác định xu hướng tiếp diễn
Việc sử dụng này dựa trên mối quan hệ giữa khối lượng và giá cả. Theo đó, khi giá tăng, cùng với khối lượng giao dịch lớn, đồng nghĩa với việc lượng mua vào trên thị trường rất lớn, giá sẽ có động lực để tiếp tục tăng.
Xác định phân kỳ và hội tụ
Sự phân kỳ xảy ra khi giá đang tăng nhưng OBV đang giảm:
Khi giá đang trong xu hướng tăng, nhưng chỉ báo OBV giảm, điều đó có nghĩa là lực bán lớn hơn sức mua, lực tăng của giá đang suy yếu, giá có khả năng đi ngược xu hướng và đảo chiều giảm.
Tín hiệu hội tụ xảy ra khi giá giảm, nhưng chỉ báo OBV đang tăng lên:
Sự gia tăng OBV có nghĩa là sức mua lớn hơn sức bán và giá đang trong xu hướng giảm. Điều này cho thấy xu hướng giảm đang suy yếu và có khả năng đảo chiều tăng cao.
Xác định dấu hiệu phá vỡ
Khối lượng giống như giá, khi tiếp cận các khu vực quan trọng, khối lượng cũng dao động rất lớn, đặc biệt là ở những khu vực có mức quan trọng bị phá vỡ. Theo đó:
- Khi giá có dấu hiệu tăng sau xu hướng giảm. Nếu chỉ báo OBV liên tục phá vỡ trên các vùng kháng cự, có khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều và đi lên.
- Ngược lại, khi giá có dấu hiệu giảm sau xu hướng tăng. Nếu chỉ báo OBV liên tục đi xuống và phá vỡ các vùng hỗ trợ, thị trường có thể sẽ đảo chiều và đi xuống.
Các bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về chỉ báo dao động ngẫu nhiên
- Giao dịch phân kỳ là gì? Các chỉ báo thường dùng trong giao dịch phân kỳ
- Liệu có một chỉ báo kỹ thuật tốt nhất?
Vậy là sau bài viết hôm nay, bạn đã biết chỉ báo OBV là gì. Và phương pháp phân tích kỹ thuật với chỉ báo OBV. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giao dịch hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!