Forex.com.vn – Trong năm 2020, toàn thế giới đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử bởi đại dịch Covid-19, hãy cùng nhìn lại những gam màu u ám, cùng với tinh thần lạc quan vượt qua tất cả của nhân loại.
Tháng 1/2020, từ một căn bệnh viêm phổi lạ tại thành phố Vũ Hán, dần phát triển thành đại dịch virus corona khắp toàn cầu. Bắt đầu bùng phát từ Trung Quốc, và chỉ vài tuần sau, một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn và Mỹ đều ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên, kéo dài cho đến tận bây giờ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Tất cả những nước có nền y học phát triển như Pháp, Ý, Mỹ cũng không thể tránh khỏi, khi số người nhiễm bệnh ngày càng tăng.
Phụ Lục
Năm 2020: Năm đau buồn của thành phố New York với Covid-19
Kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào ngày (3/3), số ca nhiễm đã tăng lên 63 ngàn người, chỉ sau 1 tháng. Các bệnh viện trở nên quá tải, nguồn nhân lực y tế suy giảm.
Cho đến nay, quốc gia này vẫn chưa thể thoát khỏi sự lây lan của đại dịch. Trong những ngày gần cuối năm, Mỹ vẫn đang chìm nổi trong làn sóng lây nhiễm lớn thứ ba. Chính phủ đã phải đứng trước nhiều lựa chọn giữa kinh tế và sức khỏe, vì khi mở cửa nền kinh tế thì virus sẽ càng lây lan.
Tình hình Thế giới 2020: Các điểm nóng vẫn tăng nhiệt
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào trạng thái tồi tệ nhất trong gần 50 năm qua, kể từ khi bình thường hóa mối quan hệ năm 1972. Các mối xung đột luôn gia tăng, từ chiến tranh thương mại, đến công nghệ, quốc phòng…

Năm 2020, Mỹ là quốc gia hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19. Số ca nhiễm tăng cao và số ca tử vong cũng nhiều nhất thế giới.
Rất nhiều quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Ngoài ảnh hưởng về sức khỏe, nền kinh tế toàn cầu cũng rơi vào trạng thái suy yếu.
Ngay giữa diễn đàn Liên Hợp Quốc, Chính phủ Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc, cho rằng đại dịch bắt nguồn từ quốc gia này. Thế nhưng Trung Quốc lại bác bỏ mọi lời cáo buộc và cho rằng Mỹ ứng phó chậm trễ khi đại dịch bùng phát.
Năm 2020 cùng với những lựa chọn mới
Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố bắt đầu tiến trình rút nước Mỹ khỏi tổ chức WHO từ hồi đầu tháng 7/2020, khi dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh.
Không chỉ rút khỏi WHO, Tổng thống Trump đã rút nước Mỹ khỏi một loạt các thỏa thuận đa phương như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ và các nước đã ký với Iran và hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Tổng thống Donald Trump cho rằng nước Mỹ bị mất nhiều hơn khi tham gia vào các thỏa thuận này.
Ứng cử viên Tổng thống ông Joe Biden thì tuyên bố sẽ quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ngay từ ngày đầu lên nắm quyền.
Thành công của vắc-xin ngừa Covid-19 đến từ trách nhiệm
Đối mặt với Covid-19, các quốc gia đã phải chạy nước rút trong việc nghiên cứu ra vắc-xin. Và công cuộc nghiên cứu đã có những bước tiến vượt bậc. Đứng đằng sau thành công vắc-xin ngừa Covid-19 của Bio/Pfizer là đội ngũ các nhà khoa học đầy đam mê và nhiệt huyết. Chưa dừng lại đó, họ đang ấp ủ dự định phát triển loại vắc-xin ngừa Covid-19 không cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh âm 70 độ C như hiện nay, điều này đỡ tốn chi phí vận chuyển, giúp mọi người dân trên thế giới dễ dàng tiếp cận nhiều hơn.