Nasdaq là gì? Tại sao cụm từ Nasdaq lặp đi lặp lại trong thị trường tài chính nhiều như thế? Khi nhắc đến Nasdaq có 2 khái niệm liên quan là sàn giao dịch Nasdaq và chỉ số Nasdaq. Hôm nay Forex.com.vn sẽ giới thiệu đến các bạn tất tần tật về sàn Nasdaq và chỉ số Nasdaq.
Sàn giao dịch Nasdaq là gì?
Phụ Lục
Nasdaq là ký hiệu của từ tiếng Anh “National Association of Securities Dealers Automated Quotations System”. Khái niệm này chỉ Hệ thống báo giá tự động của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quốc gia Hoa Kỳ.
Đây là sàn giao dịch có giá trị vốn hóa chỉ đứng sau sở giao dịch chứng khoán New York NYSE và sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Điểm khác biệt lớn nhất của Nasdaq so với các sàn giao dịch chứng khoán lớn khác là hình thức giao dịch. Nasdaq giao dịch chứng khoán theo phương thức phi tập trung (OTC).
Lịch sử hình thành sàn Nasdaq
Sàn Nasdaq được thành lập bởi Hiệp hội Quốc gia các Nhà giao dịch Chứng khoán (NASD) vào năm 1971. Hiện tại, sàn này đang hoạt động dưới quyền quản lý của công ty Nasdaq Stock Market.
Từ khi mới mở cửa vào ngày 08/02/1971, Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, Nasdaq chưa có khả năng kết nối giữa người mua và người bán mà chỉ đơn giản là một hệ thống niêm yết giá chứng khoán.
Nhiệm vụ quan trọng nhất tại thời điểm đó là điều chỉnh làm giảm mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán cổ phiếu. Mức chênh lệch này thường được các sàn môi giới độn lên để kiếm lợi nhuận. Nhưng chính nó lại khiến thị trường nhộn nhịp hơn.
Sau đó, Nasdaq thực hiện việc giao dịch mua và bán giữa những người tham gia thị trường và trở thành một sàn giao dịch chứng khoán đúng nghĩa. Nasdaq dần dần thành lập hệ thống giao dịch điện tử để nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh ngay cả khi khối lượng giao dịch không quá lớn.
Nasdaq niêm yết các cổ phiếu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, hàng tiêu dùng, y tế, năng lượng, công trình công cộng, công nghệ và giao thông vận tải. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất và có khối lượng giao dịch lớn nhất vẫn là cổ phiếu công nghệ.
Bên cạnh đó, Nasdaq cũng có niêm yết cổ phiếu của riêng mình được ký hiệu là NASDAQ. Đồng thời Nasdaq sử dụng chỉ số này để đánh giá và phân tích thị trường một cách tổng quát.
Chỉ số Nasdaq là chỉ số được xây dựng dựa trên giá cổ phiếu của tất cả các công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq. Chỉ số Nasdaq Composite biểu thị tình hình của các công ty công nghệ. Bởi phần lớn khối lượng giao dịch tại sàn Nasdaq thuộc các công ty công nghệ.
Gần đây, Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán đi đầu và cũng là sàn đầu tiên trong việc sử dụng và thương mại hóa công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu.
Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất của Mỹ với hơn 3400 công ty niêm yết. Với mức vốn hóa thị trường là 15,43 nghìn tỷ Đô la Mỹ và hơn 10 nghìn khách hàng tính đến năm 2019. Nasdaq đã hỗ trợ những công ty công nghệ lớn như Microsoft, Apple, Facebook và Intel thành công như hiện nay.
Ngoài ra, Nasdaq còn quản lý 90 thị trường và sàn giao dịch khác trên 50 quốc gia. Công nghệ phát triển kéo theo sự phát triển của sàn giao dịch điện tử Nasdaq. Đưa Nasdaq trở thành chuẩn mực cho nhiều thị trường trên toàn cầu.
Điều kiện để được niêm yết trên sàn Nasdaq
So với các sàn giao dịch chứng khoán khác, Nasdaq được nhiều công ty lựa chọn hơn. Vì lý do chi phí rẻ và hướng tới mục tiêu tăng trưởng.
Các công ty phải đáp ứng các một trong các tiêu chí về: thu nhập, vốn chủ sở hữu, giá trị thị trường và tổng giá trị tài sản trên doanh thu.
- Tiêu chuẩn thu nhập: yêu cầu công ty phải có thu nhập trước thuế của năm trước hoặc 2 năm bất kỳ trong 3 năm gần nhất trên 1 triệu đô la Mỹ với tổng giá trị vốn cổ đông 15 triệu Đô la Mỹ.
- Tiêu chí vốn chủ sở hữu: yêu cầu vốn chủ sở hữu phải cao hơn cổ đông ít nhất 30 triệu Đô la Mỹ. Còn tiêu chí tổng giá trị thị trường yêu cầu công ty có giá trị thị trường đạt tối thiểu 75 triệu Đô la Mỹ.
- Nếu không thỏa 3 điều kiện trên, công ty phải có chứng minh tài sản hoặc thu nhập của năm trước. Hoặc 2 trong 3 nằm gần nhất trên 75 triệu Đô la Mỹ.
- Tỷ lệ cổ phần công chúng nắm giữ: phải đạt tối thiểu 1,1 triệu cổ phiếu với tổng giá trị thị trường đạt các mức 8 triệu, 18 triệu, 20 triệu Đô la Mỹ.
- Ngoài ra, công ty phải có số cổ phiếu giao dịch trong 90 ngày gần nhất trước khi nộp đơn niêm yết đạt trên 4 Đô la Mỹ.
Nếu các công ty nhỏ không có đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq thì đã có phương án chuyển sang một sàn khác phù hợp với điều kiện hơn là Nasdaq Small Caps Market.
Các công ty Việt Nam đã được niêm yết trên sàn Nasdaq gồm có VNG, Cavico. Tuy nhiên, các công ty này chỉ niêm yết trong 2 năm. Vì để duy trì niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới là vô cùng khó khăn.
Hoạt động giao dich tại sàn Nasdaq
Như đã nói ở trên, Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung. Sàn Nasdaq đóng vai trò là trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán Mỹ.
Các giao dịch diễn ra trên hệ thống giao dich tự động dựa theo tham số được đặt bởi các nhà giao dịch.
Phí niêm yết tại Nasdaq thấp hơn nhiều so với các sàn giao dịch khác, mức tối đa chỉ ở 150000 Đô la Mỹ.
Chỉ số NASDAQ là gì?
Nếu DJIA là chỉ số chính của NYSE thì NASDAQ Composite và NASDAQ 100 là chỉ số của Nasdaq. Chỉ số NASDAQ Composite và NASDAQ 100 niêm yết các mã chứng khoán cả trong và ngoài Mỹ. Điều này khác so với chỉ số DJIA chỉ được tạo thành từ các công ty của Mỹ.
Chỉ số NASDAQ (The Nasdaq Composite)
NASDAQ được xây dựng dựa trên giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết. NASDAQ Composite thường được gọi tắt là chỉ số NASDAQ. Chỉ số này biểu hiện sự thay đổi của hơn 3000 cổ phiếu được giao dịch trên sàn. Trong khi DJIA chỉ đo lường giá của 30 công ty cao nhất.
Các công ty công nghệ lớn chiếm tỷ trọng giao dịch cao trong chỉ số NASDAQ. Vì vậy các công ty công nghệ có tác động lớn đến chỉ số này.
Chỉ số NASDAQ 100 và Nasdaq Financial 100
Bên cạnh NASDAQ Composite, NASDAQ 100 và NASDAQ Financial 100 cũng là các chỉ số quan trọng. NASDAQ 100 là chỉ số của 100 công ty lớn nhất được niêm yết trên sàn. Trong khi NASDAQ Financial 100 là chỉ số của 100 công ty công nghệ tài chính.
Để có mặt trong danh sách 100, các công ty cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Được niêm yết độc quyền trên Nasdaq.
- Đã được niêm yết tối thiểu 2 năm.
- Khối lượng giao dịch trung bình một ngày tối thiểu 200000 cổ phiếu.
- Lưu hành báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm.
- Không có nguy cơ phá sản.
Nếu công ty có nhiều loại cổ phiếu, mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sẽ được niêm yết.
Tại sao NASDAQ được quan tâm?
Có 3 lí do chính khiến chỉ số NASDAQ trở nên quan trọng:
- NASDAQ 100 có 47.25% cổ phiếu công nghệ. Vì vậy, nó đại diện cho nhóm cổ phiếu công nghệ của Mỹ
- Kể từ tháng 1 năm 2020, NASDAQ đã tăng 60%. Do công nghệ là lĩnh vực tăng vọt bất kể trong đại dịch.
- NASDAQ 100 không bị ảnh hưởng bởi các công ty hàng đầu. Do nó có trọng số vốn hóa thị trường của các công ty và không quá 24% mỗi công ty
Cộng vào đó là sự ảnh hưởng trực tiếp đến đô la Mỹ, vàng và các ngoại tệ khác.
Tất cả những lý do trên đã khiến cho chỉ số NASDAQ rất được quan tâm.
Kết luận
Nasdaq đã chứng minh vị thế dẫn đầu của một sàn giao dịch chứng khoán điện tử. Trở thành sàn giao dịch lớn nhất tại Mỹ về khối lượng giao dịch và lớn thứ hai thế giới. Đây là nơi quy tụ của các cổ phiếu công nghệ hàng đầu trên thế giới. Chỉ số NASDAQ có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phân tích thị trường.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu về sàn Nasdaq cũng như chỉ số NASDAQ. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi!