Mô hình 3 đáy là dạng mô hình nhận diện xu hướng giá đảo chiều nhưng không phổ biến như các loại mô hình đảo chiều khác. Hôm nay Forex.com.vn sẽ giới thiệu đến các bạn mô hình 3 đáy cũng như cách sử dụng trong giao dịch Forex.
Phụ Lục
Mô hình 3 đáy là gì?
Mô hình 3 đáy là loại mô hình nến đảo chiều có 3 đáy có hình dạng giống như 3 chữ V ghép lại và tạo thành một đường hỗ trợ với 3 đáy gần ngang nhau và đường kháng cự hay đường viền cổ đi qua 2 đỉnh.
Đây là một dạng mô hình để nhận diện thị trường đảo chiều, có thể tìm thấy ở cả 3 loại biểu đồ: đường, thanh, nến.
Loại mô hình này khác hoàn toàn so với mô hình 3 đỉnh giảm dần hay mô hình 3 đáy tăng dần. 3 đáy ở mô hình 3 đáy gần như ngang bằng nhau và bắt buộc phải xuất hiện ở xu hướng giảm, còn 2 mô hình kia thường xuất hiện ở xu hướng tăng giá và 3 đỉnh cũng như 3 đáy của nó có sự giảm hoặc tăng dần.

Mô hình 3 đáy hình thành như thế nào?
Sau một xu hướng giảm kéo dài của thị trường, giá giảm tạo ra một đáy mới (Bottom 1) và tiếp tục tăng để tạo ra một đỉnh thấp hơn (Peak 1). Sau đó do bên bán trên thị trường vẫn cố gắng bán nên giá lại tiếp tục giảm và tạo đáy thứ 2 (Bottom 2). Và đáy 2 cũng không thấp hơn đáy 1 do phe bán không đủ lực để đẩy giá giảm xuống thấp hơn, xu hướng giá đi ngược lên vào tạo đỉnh 2 (Peak 2). Đỉnh 2 gần bằng với đỉnh 1 và tạo thành 1 đường kháng cự đi qua 2 đỉnh. Giá vẫn chưa đủ để phá vỡ kháng cự nên lại quay ngược xuống vào tạo nên đáy thứ 3 (Bottom 3) gần bằng 2 đáy trước, đường đi ngang 3 đáy chính là đường hỗ trợ.
Cấu tạo của mô hình 3 đáy

- Đường xu hướng: đây có thể xem là bước tiền đề để nhận diện được mô hình đảo chiều, trong loại mô hình 3 đáy này bắt buộc thị trường phải đang ở xu hướng giảm rõ.
- Ba đáy: không bắt buộc ngang nhau nhưng 3 đáy phải có độ cao gần bằng nhau.
- Khối lượng giao dịch: khi mô hình 3 đáy hình thành thì các khối lượng bắt đầu giảm dần. Chỉ sau khi đáy thứ 3 hình thành thì khối lượng giao dịch mới bắt đầu tăng và có thể xem là bước khởi đầu cho sự đảo chiều trong thị trường.
- Sự phá vỡ vùng kháng cự: mô hình sẽ không thể hoàn thiện nếu không xuất hiện sự phá vỡ của giá đối với ngưỡng kháng cự. Điểm cao nhất chính là phần đỉnh cao nhất là mức kháng cự quan trọng.
- Đường hỗ trợ thành đường kháng cự: kháng cự bị phá vỡ và biến thành vùng hỗ trợ tiềm năng, có thể giá sẽ quay trở lại test vùng hỗ trợ sau đó.
- Mục tiêu giá: chính là điểm chốt lời của mô hình, được tính từ ngưỡng kháng cự đến đáy thấp nhất. Mô hình phát triển trong khoảng thời gian càng dài thì thời gian giá đi lên càng lâu.
Cách giao dịch với mô hình 3 đáy
Để có thể giao dịch hiệu quả với mô hình 3 đáy, nhà đầu tư nên đợi khi đáy thứ 3 của mô hình hoàn thiện và giá có xu hướng tăng.
Cách 1: Đặt lệnh BUY trong khoảng từ đáy 3 đến đường kháng cự phía trên nhưng chỉ nên đặt lệnh với một khối lượng giao dịch vừa phải vì dấu hiệu xu hướng đảo chiều thị trường chưa đủ mạnh. Bạn nên nhớ đặt stoploss tại đáy 3, nếu thị trường đảo chiều thì bạn thu thêm lợi nhuận vì mua được với giá khá thấp còn không thì vẫn không bị lỗ nhiều.
Cách 2: Nếu muốn chắc chắn hơn thì bạn chờ giá breakout đường kháng cự và pullback về thì bạn có thể đặt lệnh BUY với khối lượng giao dịch lớn. Vì khi giá retest thành công thì xu hướng đảo chiều của thị trường càng chắc chắn hơn. Stop loss trong trường hợp này bạn nên đặt ở khoảng giữa đường kháng cự và đáy 3.

Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình 3 đáy
- Mô hình chỉ thật sự hoàn thiện khi giá breakout đường kháng cự sau khi hình thành đáy thứ 3.
- Thị trường bắt buộc phải ở xu hướng giảm trước khi bắt đầu hình thành mô hình.
- Ba đáy phải có giá gần bằng nhau sao cho đường xu hướng nằm ngang.
- Mô hình 3 đáy trong thực tế giao dịch ít khi xuất hơn mô hình 2 đáy nhưng mang lại hiệu quả lợi nhuận cao.
- Một mô hình 3 đáy cần khoảng ít nhất 3 – 6 tháng để hoàn thiện.
Bạn vừa đọc bài viết về Mô hình 3 đáy, hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu cũng như biết cách giao dịch với loại mô hình này.
Các mô hình giá khác: