Lệnh TP và SL trong Forex là gì? Nhiều nhà đầu tư mới vào thị trường sẽ bị “khủng hoảng” bởi có quá nhiều thuật ngữ. Đây là những từ lóng mà nếu không ở trong ngành lâu thì bạn sẽ khó mà hiểu hết được. Hôm nay, Forex.com.vn sẽ chia sẻ cho bạn hai từ khá phổ biến – lệnh TP và lệnh SL. Nếu bạn chưa biết về hai từ này thì hãy theo dõi đến cuối bài viết nhé!
Phụ Lục
Lệnh TP, lệnh SL trong Forex là gì?
Lệnh TP là gì?
Lệnh TP là từ mà trader thường gọi ngắn gọn của từ lệnh Take Profit (chốt lời). Lệnh TP dùng để xác định điểm chốt lời mong muốn của bạn. Lệnh Take Profit sau khi được kích hoạt sẽ đóng vị thế giao dịch của bạn khi giá chạm vào đúng điểm mà bạn đã cài đặt. Khi đó, bạn sẽ thu được lợi nhuận như mong muốn của mình.
Lệnh TP được các trader giao dịch lướt sóng hoặc giao dịch ngắn hạn trong ngày rất ưa thích.
Nếu giá không đi theo kế hoạch của bạn thì một công cụ khác giúp bạn hạn chế thua lỗ là lệnh SL.
Lệnh SL là gì?
Lệnh SL là từ mà trader dùng để gọi ngắn gọn của lệnh Stop Loss (dừng lỗ hay cắt lỗ). Lệnh SP sau khi được kích hoạt sẽ đóng vị thế giao dịch tại điểm mà bạn cài đặt trước nếu thị trường đi ngược với mong muốn của bạn. Lệnh SL dùng để hạn chế rủi ro ở mức mà bạn có thể chấp nhận được.
Tác dụng của lệnh TP SL
Lệnh TP và SL rất quan trọng trong giao dịch chỉ đứng sau lệnh thị trường. Lệnh Take Profit sẽ giúp bạn quản lý lợi nhuận tự động. Nhờ vào lệnh TP, bạn không cần canh biểu đồ và “đấu tranh nội tâm” xem có nên chốt lời không, thị trường còn có tăng nữa không. Thay vào đó, TP sẽ giúp bạn có được mức lợi nhuận như mong muốn.
Bên cạnh đó, lệnh SL sẽ giúp bạn chủ động quản lý rủi ro:
- Giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi ngược lại xu hướng mà nhà đầu tư dự đoán. Từ đó, hạn chế tình trạng cháy tài khoản cho trader.
- Giúp nhà đầu tư loại bỏ hoàn toàn yếu tố tâm lý. Trong một số trường hợp khi giá đi ngược lại xu hướng nhưng các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ đi lên để phục hồi khoản lỗ. Nhưng việc giá đi xuống sẽ khiến bạn thua lỗ nhiều hơn nữa. Stoploss sẽ giúp bạn loại bỏ tâm lý này và tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đã đặt.
- Cắt lỗ sẽ tự động đóng lệnh khi giá đạt đến điểm đặt trước. Từ đó giúp nhà đầu tư quản lý giao dịch, mà không cần phải mất thời gian theo dõi thị trường để cắt lỗ.
Hướng dẫn sử dụng lệnh TP và lệnh SL
Sử dụng lệnh TP
Khi tính toàn điểm đặt lệnh TP, có hai cách được sử dụng phổ biến nhất: dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật hoặc dựa vào chiến thuật
Dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật
Trendline và kênh giá
Trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, hai đường trendline của kênh giá đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự. Dựa trên hai mức hỗ trợ và kháng cự này, ngoài việc tìm kiếm một điểm vào hợp lý, bạn cũng có thể chọn mức chốt lời tốt nhất cho mình.
Để hình dung cụ thể, bạn có thể làm theo thứ tự như hình dưới đây:
– Nhập lệnh BUY tại thời điểm đường giá vừa chạm vào đường xu hướng bên dưới và đảo ngược lên
– Đo khoảng cách từ đáy đến đỉnh gần nhất của vị thế đã đặt. Tại thời điểm này, TP sẽ bằng khoảng cách này tính từ điểm vào lệnh.
Trong xu hướng đi ngang, đường xu hướng trên là kháng cự và đường xu hướng dưới là hỗ trợ. Lúc này, bạn chỉ cần đặt TP trùng với hỗ trợ nếu bạn nhập lệnh Sell và trùng với mức kháng cự nếu bạn nhập lệnh Buy.
Fibonacci
Fibonacci là một trong những công cụ quan trọng giúp các nhà giao dịch tìm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ một cách hiệu quả. Để cắt lỗ, bạn chỉ cần chọn một trong các mức 0.236 – 0.382 – 0.5 – 0.618 – 0.764 – 1.0 – 1.236 – 1.618 – 2.618….
Mô hình giá
– Đối với mô hình tam giác, điểm chốt lời thường là 1 khoảng cách từ vị thế vào lệnh, bằng với chiều cao của tam giác.
– Đối với mô hình hình chữ nhật, có thể đặt TP tại điểm 1 khoảng cách từ vị trí 1 để nhập thứ tự bằng chiều cao của hình chữ nhật.
– Đối với mô hình hai đỉnh hoặc mô hình hai đáy, TP bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến đỉnh và đáy cao nhất.
– Mô hình đầu và vai, bạn nên đặt điểm chốt lời cách đường viền cổ 1 khoảng bằng khoảng cách từ đường đó đến đỉnh đầu.
Dựa vào chiến thuật quản lý rủi ro
Lúc này bạn sẽ phải sử dụng tỷ lệ R : R (Rủi ro: Lợi nhuận).
- Rick – Rủi ro: khoảng cách từ lệnh đến cắt lỗ
- Reward – lợi nhuận: được tính từ điểm vào lệnh đến điểm chốt lời
Thông thường các nhà giao dịch thường chốt lời theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 tùy thuộc vào chiến lược. Bằng cách này, nếu bạn đặt lệnh cắt lỗ là 40 pips, bạn sẽ đặt chốt lời của mình cách điểm vào lệnh 40 pips hoặc 80 pips.
Sử dụng lệnh SL
Một nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ qua lệnh cắt lỗ. Ngay từ khi xác định đúng nơi đặt lệnh cắt lỗ, nó cho thấy mức độ và cấp độ của nhà đầu tư. Để đặt lệnh cắt lỗ đúng cách, chúng tôi thực hiện 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định vị thế giao dịch
- Bước 2: Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời giao dịch.
- Bước 3: Xác định xem tỷ lệ R: R có nằm trong phạm vi cho phép hay không. Nếu tỷ lệ R: R vượt quá mức cho phép, hãy thực hiện một giao dịch khác.
- Bước 4: Xác định khối lượng lệnh
- Bước 5: Đặt lệnh theo các tiêu chí nêu trên
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về lệnh TP và lệnh SL trong Forex. Bạn hãy sử dụng TP và SL để quản lý rủi ro và lợi nhuận tự động hơn nhé! Chúc bạn giao dịch thành công!