Nếu bạn là một nhà đầu tư Forex theo đuổi phương pháp phân tích thị trường Price action, thì mô hình nến Insdie bar là một trong những mô hình nến được sử dụng phổ biến nhất mà bạn cần phải nắm rõ.
Phụ Lục
Mô hình nến Inside bar là gì?
- Cơ bản, nó là một mô hình nến bao gồm nến mẹ và nến con
- Giá cao nhất của nến con không được cao hơn nến mẹ và giá thấp nhất của nến con không được thấp hơn nến mẹ.
- Nến con có thể là một nến hoặc nhiều nến, số lượng nến con nấp sau lưng nến mẹ càng nhiều thì cho thấy rằng lực nén thị trường càng lớn và xu hướng thị trường sau đó sẽ càng mạnh mẽ.
- Mô hình này báo hiệu cho các nhà đầu tư biết được rằng thị trường đang trong trạng thái lưỡng lự, nó không cho bạn một tín hiệu rõ ràng và tốt nhất là bạn nên chờ cây nến tiếp theo xuất hiện để xác định xu hướng.
Cách sử dụng của mô hình Inside bar
- Mô hình cho thấy sự do dự của thị trường
- Nếu giá cao nhất hoặc giá thấp nhất của nến mẹ bị phá vỡ, thì đây là tín hiệu cho biết xu hướng sắp tới của giá được hình thành.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn 2 bước quan trọng trước khi vào lệnh
- Bước 1: Chúng ta sẽ tìm xu hướng của thị trường, mục đích để tránh việc giao dịch ngược xu hướng, vì chỉ có giao dịch theo xu hướng mới đem lại được sự an toàn.
- Bước 2: Chúng ta sử dụng mô hình nến Inside Bar để làm tín hiệu giao dịch.
Tiếp theo, tôi sẽ nói chi tiết từng bước.
Phương pháp sử dụng mô hình Inside bar:
Bước 1: Xác định xu hướng
Mở biểu đồ của bạn và cài đặt đường EMA (Exponential Moving Averages) và chọn giá trị Period là 21.
Còn lại, việc xác định xu hướng rất dễ dàng
Xu hướng tăng: Đường EMA 21 phải nằm bên dưới giá
Xu hướng giảm: Đường EMA 21 phải nằm bên trên giá
Sau khi hoàn thành được bước này, chúng ta đến bước thứ 2
Bước 2: Hiện tượng phá vỡ (Break Out) của mô hình nến trong nến
- Nếu mô hình nến trong nến bị Phá vỡ trên (nến con phá giá cao nhất của nến mẹ), thì chúng ta giao dịch khi và chỉ khi xu hướng hiện tại đang là xu hướng tăng.
- Nếu xu hướng giảm, bỏ qua lệnh này ( do đi ngược xu hướng ).
Ví dụ cho lệnh Buy:
Xu hướng đang là xu hướng tăng
- Nến con phải phá vỡ giá cao nhất của nến mẹ
***Mẹo: Bạn có thể cài đặt Lệnh chờ mua ( Pending order buy ) ở bên trên giá cao nhất của nến mẹ một chút thay vì đợi hiện tượng Break Out.
Ví dụ cho lệnh Sell:
- Xu hướng đang là xu hướng giảm
- Nến con phải phá vỡ giá thấp nhất của nến mẹ
***Mẹo: Bạn có thể cài đặt Lệnh chờ bán ( Pending order sell ) ở bên dưới giá thấp nhất của nến mẹ một chút thay vì đợi hiện tượng Break Out.
Điểm dừng lỗ và chốt lời ( Stop Loss và Take Profit )
- Cho lệnh mua: Đặt Stop Loss ở giá thấp nhất của nến con trước đó. Take Profit gấp đôi so với Stop Loss. Hoặc theo tỷ lệ Rủi Ro : Lợi Nhuận mà bạn mong muốn.
Trong ví dụ này, tôi dừng lỗ ở 20 pip, và mục tiêu lợi nhuận của tôi là 40 pip. Tỉ lệ rủi ro : lợi nhuận của tôi là 1 : 2.
- Cho lệnh bán: Đặt Stop Loss ở giá cao nhất của nến con trước đó. Take Profit gấp đôi so với Stop Loss. Hoặc theo tỷ lệ Rủi Ro : Lợi Nhuận mà bạn mong muốn.
Tóm gọn lại phương pháp mô hình nến trong nến:
- Xác định xu hướng bằng việc sử dụng đường EMA 21
- Có hiện tượng phá vỡ của mô hình nến và phải theo xu hướng. Nên sử dụng lệnh chờ (Pending Order) thay vì chờ đợi hiện tượng phá vỡ. Đặt Stop Loss và Take Profit.