Trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chúng ta thường bắt gặp chỉ số NAV. Đây là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Vậy giá trị tài sản ròng là gì và nó có ý nghĩa như thế nào khi phân tích cổ phiếu của một doanh nghiệp? Hãy cùng forex.com.vn tìm hiểu cách phân tích một cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng nhé!
Phụ Lục
Giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng hay giá trị tài sản thuần là tổng tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả, gồm tài sản bằng tiền và các tài sản hữu hình.
- Tài sản sở hữu gồm: tiền mặt và tiền trong tài khoản ngân hàng, bất động sản, các khoản đầu tư, tài sản hữu hình,…
- Tài sản nợ: các khoản vay phải trả, nợ phải trả người bán…
- Tài sản tài chính: chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán, tiền gửi ngân hàng, các khoản cho vay,…
- Tài sản phi tài chính: đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, bằng sáng chế, chất xám,…
Giá trị tài sản ròng là một chỉ số quan trọng để nhà đầu tư đánh giá tình hình và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của tài sản ròng trong chứng khoán
Tại sao khi phân tích tiềm năng của một cổ phiếu chúng ta phải xét đến yếu tố giá trị tài sản ròng?
Giá trị tài sản ròng sẽ giúp bạn đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu của doanh nghiệp nào đó có tương xứng với giá mà nó hiện được giao dịch trên thị trường hay không.
Khi xét đến NAV của một cổ phiếu, bạn nên chú ý ba điều sau:
- Vốn điều lệ
- Vốn phát hành cổ phiếu
- Vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhưng lại thể hiện mức tài sản cao thì có thể do số vốn vay ngân hàng nhiều. Vậy vốn chủ sở hữu không thực sự “mạnh”. Khi đó, bạn phải xét đến khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp có ổn hay không. Từ đó mới quyết định có đầu tư vào cổ phiếu hay không.
Cách định giá tài sản ròng trong chứng khoán
Căn cứ vào giá thị trường
Căn cứ vào giá trị trường, giá trị tài sản ròng là giá bán tất cả các tài sản của doanh nghiệp, gồm đất đai, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, hàng hóa,… Trừ đi tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Căn cứ vào giá trị sổ sách
Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản có – Các khoản nợ
Các phương pháp định giá cổ phiếu đều dựa trên nguyên tắc chung là ước tính giá trị cổ phiếu dựa trên các thông số đầu vào ước tính. Do đó, có thể có trường hợp nhiều người sử dụng cùng một phương pháp nhưng cho kết quả khác nhau.
Do đó, giá trị nội tại – giá trị thực tế của cổ phiếu đã được xác định chỉ để tham khảo và chỉ mang tính chất tham khảo. Để khẳng định phân tích cơ bản luôn là phương pháp quan trọng nhất, cần thiết trong khi đầu tư và có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư.
So sánh NAV với giá cổ phiếu
- Trường hợp giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó thấp hơn giá trị tài sản ròng NAV thì chứng tỏ doanh nghiệp đã tích lũy đủ vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số vốn này sẽ chủ yếu được lấy từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể yên tâm lựa chọn mua cổ phiếu này vì tiềm năng sinh lời là rất lớn.
- Trong trường hợp NAV của đơn vị đó không thay đổi nhưng doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận cao, bạn cũng có thể yên tâm khi lựa chọn cổ phiếu này trong danh mục đầu tư của mình. Điều này là do những cổ phiếu này có khả năng mang lại cho bạn lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.
- Trong trường hợp NAV không thay đổi, nhưng doanh nghiệp thua lỗ thì cho thấy khoản vay ngân hàng của họ cao hơn rất nhiều so với giá trị NAV của doanh nghiệp đó. Lúc này, bạn nên xem xét lại quyết định đầu tư của mình bởi rủi ro mà bạn gặp phải khi lựa chọn mua cổ phiếu của đơn vị này là rất lớn.
Vậy là chúng ta đã biết giá trị tài sản ròng là gì và cách sử dụng nó để định giá cổ phiếu. Hy vọng bạn có thể chọn được mã cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Chúc bạn thành công!