Giá dầu giảm vào thứ Hai hôm qua, nhưng hôm nay lại tăng trở lại bởi lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông có thể dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung. Có nhiều hy vọng rằng các cuộc đàm phán đằng sau hậu trường giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ ngăn chặn một cuộc chiến thương mại đang bùng nổ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá dầu tăng bởi lo ngại về căng thẳng Trung Đông
Hợp đồng dầu thô tương lai của Tây Texas (WTI) ở mức 65.71 USD/thùng, tăng 16% tương đương 0.2% so với mức đóng cửa trước đó. Dầu thô Brent giao sau ở mức 70.25 USD/ thùng, tăng 13 cent tương đương 0.2%.
Ông James Mick, Giám đốc điều hành và Giám đốc Dự án Năng lượng của công ty quản lý tài sản Tortoise nói rằng “căng thẳng về chính trị gia tăng” đã đẩy giá dầu lên cao. Nguy cơ lớn nhất là Hoa Kỳ có thể đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Iran. Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, hôm thứ Hai họ đã ủng hộ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của nhà sản xuất.
OPEC cùng với một nhóm các nhà sản xuất không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu, đã bắt đầu giữ lại sản xuất dầu trong năm 2017 để đẩy giá lên cao. Thỏa thuận cắt giảm dầu dự kiến kéo dài đến năm 2018 và đã có sự hỗ trợ gần đây của nhà lãnh đạo OPEC Saudi Arabia để mở rộng các cắt giảm vào năm 2019.
Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần một phần tư kể từ giữa năm 2016, lên 10.4 triệu thùng/ngày, vượt qua nhà xuất khẩu hàng đầu Ả-rập Xê-út và nằm trong tay của nhà sản xuất Nga khoảng 11 triệu thùng/ngày. Tại châu Á, dầu thô tương lai Thượng Hải đã giảm xuống như ngày giao dịch thứ Hai.
Trong 24 giờ đầu tiên giao dịch, lượng dầu thô tại Thượng Hải chiếm 5% thị trường toàn cầu, so với 23% đối với Brent và 72% đối với WTI. Hiện nay, khối lượng dầu thô Brent ở mức thấp như nhiều nơi của châu Âu vào những ngày lễ Phục sinh. Giá dầu thô Thượng Hải giảm từ mức đóng cửa cuối tuần thứ Hai là 429.9 NDT ( tức 68.62 USD/thùng) xuống 426.2 NDT ( tức 68.03 USD) vào lúc 0143 GMT ngày thứ Ba.