Chỉ có thể diễn tả tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường châu Á sau khi người đứng đầu nhà Trắng – Tổng thống Donald Trump có cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội – Việt Nam là “Chấp nhận rủi ro” (Risk On). Rất hiếm khi thị trường tài chính lại có phản ứng như thế chỉ bởi một cuộc gặp, dù là muột cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa hai nước.
Một trong những kỳ vọng của Mỹ là hội nghị sẽ đưa ra được một định nghĩa chung với Triều Tiên về thế nào là phi hạt nhân hóa…
Các quan chức chính quyền Tổng thống Donald Trump phát tín hiệu tìm kiếm một thỏa thuận giới hạn tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tuần này tại Hà Nội. Sự dè dặt này được xem là một cách tiếp cận có thể giúp mang lại kết quả không lớn nhưng quan trọng của hội nghị.
Theo hãng tin Reuters, hiện chưa rõ Washington và Bình Nhưỡng sẵn sàng tiến xa đến đâu nhưng giới chức hai bên nói rằng các cuộc thảo luận sẽ bao gồm việc cho phép thanh sát viên kiểm tra việc dỡ bỏ lò phản ứng hạt nhân Yongbon và mở văn phòng liên lạc Mỹ-Triều.
Tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên và cho phép một số dự án kinh tế liên Triều như mở một vùng du lịch ở Triều Tiên là một số nội dung khác có thể được bàn thảo tại hội nghị lần này.
Hiện tại, thị trường chứng khoán châu Á có xu hướng đi lên trong khi đồng Yên có dấu hiệu giảm nhẹ sau khi người đứng đầu Nhà trắng chấp nhận lời mời từ phía Triều Tiên. Sự kiện này mở ra hy vọng gỡ bỏ xung đột kéo dài, thậm chí là có thể tiến tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo này.
“Kế hoạch gặp gỡ của lãnh đạo 2 quốc gia là một lực đẩy tích cực dù sẽ mất thời gian để thực sự đi đến mục tiêu. Nhờ yếu tố này, những rũi ro có liên quan đến xung đột Hàn Quốc – Triều Tiên tại thị trường Châu Á nói chung và Nhật Bản nói riêng phần nào đã giảm đi, đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn”, Soichiro Monji, giám đốc Daiwa SB Investments Ltd (Tokyo) cho biết.
Mặc dù có những phản ứng tích cực ban đầu, nhưng trong dài hạn vẫn chưa có chi tiết nào việc cuộc gặp gỡ được công bố và kết quả là không có gì đảm bảo. Dựa trên các thông tin tình báo một số nhà phân tích lập luận rằng chính quyền ông Trump nên tìm kiếm các mục tiêu thực tế hơn về kiểm soát vũ khí, thay vì đòi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Trong các phát biểu công khai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vẫn bày tỏ hy vọng về phi hạt nhân hóa. Nhưng một bài báo của tờ New York Times hôm Chủ nhật nói rằng trong các cuộc thảo luận riêng tư với các chuyên gia về Triều Tiên, ông Pompeo thừa nhận rằng sẽ là may mắn nếu Triều Tiên nhất trí xóa bỏ 60% số vũ khí và cơ sở vũ khí mà Mỹ đòi hỏi.
Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào giữa ông Trump và ông Kim Jong Un cũng có khả năng đối mặt với sự chỉ trích của các nghị sỹ và quan chức Mỹ hoài nghi về lời hứa từ bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, cũng có lo ngại rằng một sự nhượng bộ của ông Trump có thể làm suy yếu những lợi ích của Mỹ ở khu vực.
“Cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo 2 quốc gia mang đến tác động tích cực trong ngắn hạn và đây là lý do để nhà đầu tư mua vào USD. Tuy nhiên, trung hạn và dài hạn, các tác động là không rõ ràng và có ít ảnh hưởng đến thị trường tài chính”, Shigeki Yoshitoshi, người đứng đầu bộ phận ngoại hối và kinh doanh hàng hóa tại ANZ Banking Group cho biết.