Không phải tất cả các mẫu hình Inside Bar đều tạo ra thành lệnh mới trong tuần này, nhưng các lệnh này gần như đều có lời.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đọc về chiến lược giao dịch sử dụng mô hình Inside Bar này, hãy xem kỹ những quy tắc giao dịch của phương pháp này trước khi đọc tiếp.
Với cập nhật mới nhất từ phương pháp giao dịch này, chúng ta sẽ sử dụng lệnh dừng lỗ điều chỉnh (trailing stop) (được đặt phía trên hoặc phía dưới tùy theo lệnh bán hay mua, vị trí đặt lệnh dừng lỗ có khoảng cách bằng với 20% chiều dài toàn bộ cây nến đầu tiên và điều chỉnh dần đến vị trí bằng 40% chiều dài của thanh nến đầu tiên nếu thị trường đi đúng xu hướng). Phương pháp này dùng trên cả USD/JPY và GBP/JPY.
Đầu tiên, hãy xem kết quả với cặp tiền tệ USD/JPY

Quan sát biểu đồ giá, chúng ta có thể thấy cặp tiền đã hình thành mẫu hình Inside Bar, nhưng chỉ những mẫu hỉnh được đánh dấu trong biểu đồ mới tạo thành lệnh mới.
Cũng như tuần trước, một đợt bán ra được hình thành ngay sau mô hình Inside Bar tăng giá, trong khi giá lại phục hồi sau các tín hiệu Inside Bar giảm giá.
Sau đây là diễn biến của các lệnh mới trên USD/JPY:
Ba tín hiệu đầu tiên đều tạo ra lợi nhuận, trong khi tín hiệu cuối cùng bị thua lỗ. Tuy nhiên, cặp tiền USD/JPY vẫn ghi nhận được mức tăng 48 pip trong tuần.
Còn sau đây là kết quả giao dịch trên cặp tiền GBP/JPY

Tuần này, cặp tiền GBP/JPY cũng tương tự như USD/JPY, dù có nhiều mô hình Inside Bar, nhưng không phải tất cả đều hình thành lệnh mới.
Ngoài ra, hai lệnh đầu của cặp tiền cũng có kết quả tốt hơn so với lệnh cuối. Sau đây là diễn biến của các lệnh GBP/JPY:
Nhờ mức tăng tương đối lớn ở lệnh thứ thứ hai, GBP/JPY đã có thể kết thúc tuần với chiến thắng 52 pip.
Nhìn chung, chiến lược giao dịch sử dụng mô hình Inside Bar đã đạt được tổng cộng 100 pip, góp phần làm tăng thêm lợi nhuận trong vài tuần qua. Tỷ lệ thắng thua và lợi nhuận thực tế còn tùy thuộc và những lệnh bạn đã thực hiện và khối lượng mỗi giao dịch!