Cập nhật chiến lược giao dịch sử dụng mô hình Inside Bar 2.0 (Ngày 17 – 24 tháng 7)
Tuần này, cặp tiền USD/JPY không có lệnh mới, trong khi GBP/JPY ghi được một lệnh thắng và một lệnh thua. Liệu hệ thống có kết thúc tích cực hay không?
Nếu đây là lần đầu tiên bạn đọc về chiến lược giao dịch sử dụng mô hình Inside Bar này, hãy xem kỹ những quy tắc giao dịch của phương pháp này trước khi đọc tiếp.
Với cập nhật mới nhất từ phương pháp giao dịch này, chúng ta sẽ sử dụng lệnh dừng lỗ điều chỉnh (trailing stop) (được đặt phía trên hoặc phía dưới tùy theo lệnh bán hay mua, vị trí đặt lệnh dừng lỗ có khoảng cách bằng với 20% chiều dài toàn bộ cây nến đầu tiên và điều chỉnh dần đến vị trí bằng 40% chiều dài của thanh nến đầu tiên nếu thị trường đi đúng xu hướng). Phương pháp này dùng trên cả USD/JPY và GBP/JPY.
Đầu tiên, hãy xem kết quả với cặp tiền tệ USD/JPY

Quan sát biểu đồ giá trên, có thể thấy cặp tiền đã hình thành một số mẫu hình Inside Bar, nhưng không có bất cứ tín hiệu nào được xác nhận.
Một đợt bán tháo xuất hiện sau mô hình Inside Bar xu hướng tăng, trong khi giá điều chỉnh ngay sau mô hình Inside Bar xu hướng giảm, hầu hết các hành động giá đều bị giới hạn trong phạm vi hẹp.
Còn sau đây là kết quả giao dịch trên cặp tiền GBP/JPY

Tuần này, cặp tiền GBP/JPY có một vài tín hiệu hợp lệ, trong đó có 1 lệnh mua và 1 lệnh bán.
Tuy lệnh đầu tiên đã chạm điểm dừng lỗ trước khi xu hướng tăng diễn ra, nhưng lệnh thứ 2 đã bù được khoản lỗ đó bằng một chiến thắng.
Dưới đây là bảng thống kê các lệnh của cặp tiền GBP/JPY trong tuần qua:
Như vậy, lệnh mua đầu tiên đã lỗ 16 pip, trong khi lệnh bán đã tăng 44 pip, khiến cặp tiền GBP/JPY tăng thêm 28 pip trong tuần.
Tỷ lệ thắng thua và lợi nhuận thực tế còn tùy thuộc vào những lệnh bạn đã thực hiện và khối lượng thực hiện mỗi giao dịch!