Phụ Lục
- 1 Việt Nam: 18 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng
- 2 Brazil: đứng thứ hai Châu Mỹ Latin về số ca nhiễm và ca tử vong
- 3 Nga: số ca nhiễm có dấu hiệu tăng mạnh
- 4 Mỹ: vẫn là nước đứng đầu về số ca nhiễm nhiều nhất trên thế giới
- 5 Tây Ban Nha: bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng
- 6 Trung Quốc đại lục: không còn là tâm dịch của thế giới
- 7 Israel: phát triển một công cụ cảnh báo bùng phát dịch COVID-19
Tính đến nay đã hơn bốn tháng, thế giới vẫn đang phải đối mặt với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đến thời điểm hiện tại, thế giới có tất cả 3.562.085 ca bệnh và 64.727 ca tử vong. Các ca nhiễm vẫn còn đang tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. COVID-19 là bệnh viêm đường hô hấp do virus corona chủng mới gây ra khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Hiện đã có 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận có người nhiễm.
Việt Nam: 18 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng
Cập nhật của Bộ Y Tế, tính đến thời điểm sáng nay (04/05), Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới trong cộng đồng nào, số ca dương tính với COVID-19 là 217.
Tuy nhiên vào ngày hôm qua (03/05), tại sân bay Tân Sơn Nhất, một chuyên gia dầu khí người Anh sang Việt Nam làm việc đã dương tính COVID-19, tuy nhiên không có gì đáng lo ngại vì các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam đều được cách ly ngay sau khi xuống sân bay.
Hiện tại số người số người đang được điều trị tại các cơ sở y tế là 51. Trong đó số ca có xét nghiệm âm tính lần 1 là 12 ca, và 9 ca có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần. Như vậy, Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu đáng mừng tại ngày thứ 18 khi không ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 30.517 ca, trong đó có 244 ca cách ly tập trung tại bệnh viện.
Brazil: đứng thứ hai Châu Mỹ Latin về số ca nhiễm và ca tử vong
Brazil là quốc gia thứ hai tại Châu Mỹ Latin có số ca dương tính và tử vong do COVID-19 nhiều nhất, nước này ghi nhận 101.147 trường hợp dương tính đến ngày hôm nay và 7.052 người thiệt mạng. Hệ thống bệnh viện, nhà tang lễ và nghĩa trang gần như tắc nghẽn do quá tải, mất kiểm soát. Số ca nhiễm vẫn có dấu hiệu tăng kỷ lục và chưa có điểm dừng.
Cơ quan y tế của Brazil cho biết, trong 24h qua, nước này ghi nhận thêm 4.588 ca nhiễm mới và 278 ca tử vong do Covid-19. Hiện tại số ca được chữa khỏi ở Brazil hiện là 42.991 chiếm 42,5% ca bệnh. Bộ trưởng Y Tế nước này cho biết số ca bệnh sẽ có thể tăng thêm hàng nghìn người mỗi ngày nếu tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát. Giới chức nước này cho hay vẫn chưa thể gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội vì diễn biến dịch bệnh vẫn đang tăng lên.
Nga: số ca nhiễm có dấu hiệu tăng mạnh
Nga hiện đang là ổ dịch thứ bảy của thế giới, ghi nhận trong 24h qua số ca nhiễm tăng kỷ lục 10.633 ca, tổng số ca nhiễm hiện tại là 134.687 ca. Số ca tử vong là 1.280 ca, tăng 58 ca. Nga hiện đang là nước có số ca nhiễm hằng ngày nhiều nhất.
Tổng thống Nga, ông Putin cho biết việc giãn cách xã hội sẽ kéo dài đến ngày 11/05, mặc cho các nước Châu Âu đang dần dỡ bỏ các lệnh cách ly. Tại tâm dịch Moscow – các quan chức đang kêu gọi người dân ở nhà và hạn chế ra đường.
Mỹ: vẫn là nước đứng đầu về số ca nhiễm nhiều nhất trên thế giới
Mỹ vẫn là nước đang là nước hứng chịu tác động mạnh từ đại dịch COVID-19 nhiều nhất trên thế giới với 1.187.223 ca nhiễm (tăng 26.459 ca trong 24h) đây là một con số khổng lồ. Trong đó số ca tử vong là 68.561 ca, tăng 1.117 ca. Số bệnh nhân khỏi bệnh là 178.263 ca. Tại ổ dịch New York, bệnh viện dã chiến đã được xây dựng ở Công viên Trung tâm để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cho biết Mỹ đã tìm được một số bằng chứng cho thấy virus corona có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Đồng thời cũng thực hiện một số hoạt động để gây căng thẳng với Bắc Kinh về việc này.
Tây Ban Nha: bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng
Tây Ban Nha vẫn đang là ổ dịch lớn nhất Châu Âu và lớn thứ 2 trên thế giới, ghi nhận vào lúc 9h00 ngày 04/05 hôm nay có tổng cộng 247.122 ca nhiễm và 25.264 ca tử vong. Tây Ban Nha bắt buộc toàn dân phải đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Mọi người có thể ra ngoài tập thể dục và đi lại vào thứ bảy sau lệnh phong tỏa kéo dài 48 ngày.
Trung Quốc đại lục: không còn là tâm dịch của thế giới
Trung Quốc đại lục là nơi bùng phát dịch nhưng hiện nay đã không còn là tâm dịch của thế giới. Tính đến thời điểm này, nước này ghi nhận tổng cộng 82.877 ca nhiễm, chỉ tăng 1 ca trong 24h và 4.633 ca tử vong.
Israel: phát triển một công cụ cảnh báo bùng phát dịch COVID-19
Tính đến thời điểm này, Israel ghi nhận 16.193 ca nhiễm và 231 ca tử vong trong đó 9.634 ca đã hồi phục. Trong một nghiên cứu của bộ Y Tế Israel, các nhà khoa học đã tạo ra một phương pháp dự báo nguy cơ bùng phát dịch dựa trên cơ sở xét nghiệm phân tử với hệ thống nước thải của thành phố và khu vực lân cận. Nếu số lượng virus trong nước thải càng lớn thì tức là số người bị lây nhiễm càng nhiều.