Những ai tham gia vào thị trường tài chính hẳn cũng đã từng nghe đến cụm từ “benchmark”. Đây được xem như một tiêu chuẩn để đo lường hiệu quả lợi nhuận cũng như rủi ro của các quỹ đầu tư. Vậy chính xác Benchmark là gì? Điểm định chuẩn là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Benchmark là gì?
Phụ Lục
- 1 Benchmark là gì?
- 2 Tác dụng của Benchmark
- 3 Tầm quan trọng của điểm định chuẩn benchmark
- 4 Các bước thực hiện Benchmark?
- 5 Phân loại benchmark
- 6 Các cấp độ áp dụng benchmark
- 7 Benchmark Test là gì?
- 8 Để chọn được benchmark phù hợp khi đầu tư tài chính
- 9 Các lĩnh vực nào trong thị trường tài chính sử dụng điểm chuẩn benchmark
Benchmark hay tiêu chuẩn, điểm định chuẩn chính là công cụ dùng để đánh giá, đo lường hiệu quả cũng như rủi ro của các hoạt động đầu tư ở một danh mục nhất định.
Mỗi chuyên ngành trong danh mục đầu tư sẽ có tiêu chuẩn benchmark khác nhau. Ví dụ ở ngành vật lý tiêu chuẩn Benchmark là các chương trình thử nghiệm hay ở chứng khoán là các chuẩn so sánh,…
Đối với các nhà đầu tư, benchmark là công cụ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau: đo lường hiệu suất và rủi ro của danh mục đầu tư, của người quản lý quỹ đầu tư,…
Tác dụng của Benchmark
Benchmark sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn
- Nâng cao hiểu biết của nhân viên về quy trình và hiệu quả thực tế của công ty
- Tạo nên sự cạnh tranh trong nội bộ vì lợi ích chung
Tầm quan trọng của điểm định chuẩn benchmark
Ở mức vĩ mô, benchmark là công cụ để tính toán các con số đại diện cho thị trường toàn cầu. Bạn có thể sử dụng các con số đại diện cho nền kinh tế như chỉ số S&P 500, Dow Jones,… và so sánh nó với chuẩn benchmark để đánh giá một hiệu quả nào đó.
Ở mức doanh nghiệp, để đưa ra đánh giá và cải thiện chất lượng doanh nghiệp bạn cần phải có chuẩn so sánh để biết doanh nghiệp mình đang ở mức nào và cần cải thiện điểm gì trong hoạt động. Điểm định chuẩn benchmark là cách hợp lý nhất để bạn làm điều đó.
Thiết lập được một benchmark chuẩn là điều cần thiết trong đầu tư nhất là đối với các nhà đầu tư cá nhân. Bên cạnh các định chuẩn truyền thống như vốn hóa lớn, vốn hóa trung bình, vốn hóa nhỏ, mức độ tăng trưởng,… Các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến các chỉ số benchmark dựa trên các đặc điểm cơ bản, lĩnh vực, xu hướng thị trường. Những điều trên sẽ giúp bạn tìm được cho mình một quỹ đầu tư phù hợp.
Các bước thực hiện Benchmark?
Quá trình thực hiện Benchmark trải qua 5 bước:
- Chọn đối tượng để đánh giá (sản phẩm, dịch vụ hoặc bộ phận nội bộ)
- Xác định các đối thủ cùng ngành làm tốt nhất
- Thu thập các chỉ số của họ để phân tích
- So sánh dữ liệu của bạn với họ
- Áp dụng các cách làm của những tổ chức làm tốt nhất trong ngành
Phân loại benchmark
Có 2 loại Benchmark: nội bộ và bên ngoài
- Benchmark nội bộ: dùng để so sánh quy trình và hiệu quả các bộ phận trong cùng một doanh nghiệp.
- Benchmark bên ngoài: dùng để so sánh quy trình và hiệu quả của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác
Các cấp độ áp dụng benchmark
Có 3 cấp độ áp dụng sau:
Cấp độ hoạt động: Áp dụng trong từng đơn vị kinh doanh riêng lẻ.
Cấp độ chức năng: để xem xét toàn bộ tổ chức. Benchmark cấp độ này sẽ hữu ích cho tất cả các bộ phận trong tổ chức.
Cấp độ chiến lược: Ảnh hưởng tới hệ thống và quá trình lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. Benchmark chiến lược giúp bạn có tiềm năng đạt được những lợi ích trong dài hạn.
Benchmark Test là gì?
Benchmark Test là so sánh hiệu suất với các chỉ số hiệu suất đã được thống nhất theo tiêu chuẩn của từng ngành riêng biệt.
Benchmark Test bao gồm phần cứng, phần mềm và hệ thống mạng. Mục tiêu của Benchmark Test là để đảm bảo các quy trình hiện tại của công ty hoạt động hiệu quả.
Để chọn được benchmark phù hợp khi đầu tư tài chính
Với quá nhiều điểm định chuẩn Benchmark có trong thị trường tài chính, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn. Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn chọn được Benchmark phù hợp với nhu cầu của mình:
- Mục tiêu hiệu quả của bạn là bao nhiêu, khả năng chịu được rủi ro của bạn đến đâu: Bạn cần đánh giá được mục tiêu hiệu suất cuối cùng trong đầu tư mình muốn đạt đến là bao nhiêu và mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân để chọn chỉ số đánh giá phù hợp.
- Nhu cầu thanh khoản: khi bạn có mục đích sử dụng lợi nhuận đạt được để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ cần một sản phẩm đầu tư có tính thanh khoản cao và một Benchmark đánh giá có thời gian ngắn.
- Danh mục đầu tư: một Benchmark phải phù hợp với quy mô danh mục đầu tư để có thể đưa ra đánh giá chính xác được hiệu suất lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra.
Các lĩnh vực nào trong thị trường tài chính sử dụng điểm chuẩn benchmark
Quản lý quỹ đầu tư công nghiệp
Benchmark hay được sử dụng làm tiêu chuẩn để quản lý danh mục đầu tư. Các nhà quản lý triển khai chiến lược nhân rộng bằng cách sử dụng các loại điểm định chuẩn Benchmark mà họ muốn tìm cách đánh bại.
Quỹ đầu tư thụ động
Loại quỹ này được tạo ra nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư cá nhân về benchmark muốn đầu tư vào sản phẩm chỉ số chứng khoán.
Trong quỹ thụ động nhà quản lý đầu tư sử dụng chiến lược sao chép để phù hợp với tỷ lệ nắm giữ và lợi nhuận của chỉ số Benchmark cung cấp cùng mức chi phí thấp.
Trên đây là các thông tin về Benchmark chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu được điểm định chuẩn benchmark là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong đầu tư tài chính.