Arbitrage là kinh doanh dựa trên sự chênh lệch giá nên không chứa bất kỳ rủi ro nào? Vậy Arbitrage là gì? Kinh doanh chênh lệch tỉ giá có thực sự an toàn? Để biết được Arbitrage có an toàn hay không, hãy tìm hiểu về khái niệm của hình thức kinh doanh này và ưu nhược điểm của Arbitrage nhé!
Kinh doanh chênh lệch tỷ giá – Arbitrage là gì?
Phụ Lục
Arbitrage hay Kinh doanh chênh lệch tỷ giá là hình thức mua một tài sản ở thị trường này đồng thời bán chính tài sản đó ở một thị trường khác. Người kinh doanh chênh lệch tỷ giá kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá ở hai thị trường. Arbitrage phổ biến nhất trên thị trường tài chính (chứng khoán, Forex, crypto).
Vậy tại sao lại có sự chênh lệch giá đó? Tỷ giá hối đoái liên tục biến động. Do đó giá của cổ phiếu trên thị trường ngoại hối chưa kịp điều chỉnh, và trong một số trường hợp sẽ bị định giá thấp hơn so với các sàn giao dịch trong nước. Từ đó tạo ra sự chênh lệch giữa hai thị trường.
Ví dụ về Arbitrage
Cổ phiếu A có giá 5$ tại sàn NYSE và 5.1$ ở sàn chứng khoán London. Khi đó, nếu một nhà giao dịch mua A ở sàn NYSE và bán ở sàn chứng khoán London thì họ sẽ lợi nhuận 0.1$.
Có bao nhiêu loại kinh doanh chênh lệch tỷ giá?
Về cơ bản, có 2 loại Arbitrage: Two Points Arbitrage và Three Points Arbitrage
- Two Points Arbitrage (Arbitrage 2 điểm): kinh doanh dựa trên sự chênh lệch tỷ giá của 2 đồng tiền trên 2 thị trường khác nhau.
- Three Points Arbitrage (Arbitrage 3 điểm): kinh doanh dựa trên sự chênh lệch tỷ giá của tỷ giá chéo. Với hình thức này, các nhà đầu tư sẽ không nhận ra sự chênh lệch tỷ giá như Arbitrage 2 điểm mà phải thông qua tỷ giá chéo.
Ưu – Nhược điểm của Arbitrage
Ưu điểm
- So với độ rủi ro của thị trường tài chính thì Arbitrage là hình thức kinh doanh ít rủi ro hơn nhiều
Nhược điểm
- Tỷ giá trên các sàn giao dịch hiện tại được cập nhật theo thời gian thực rất nhanh. Vì vậy, để tìm ra sự chênh lệch là rất khó. Hoặc chênh lệch diễn ra rất ngắn.
- Chênh lệch tỷ giá là rất thấp. Vì vậy, bạn chỉ thực sự có lời khi đầu tư vốn lớn.
Rủi ro
- Rủi ro trượt giá: Là khi bạn chưa kịp bán ra cổ phiếu để kiếm lợi nhuận mà giá đã cập nhật hoặc thậm chí là giá đi ngược lại với dự đoán của bạn
- Nhà giao dịch nhỏ lẻ sẽ không thể cạnh tranh với những nhà giao dịch có nguồn vốn lớn
Arbitrage trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Arbitrage tại thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu dựa vào chênh lệch giá giữa thị trường phái sinh tương lai (chỉ số VN30) và chỉ số chứng khoán cơ sở (VN30). Khi đó:
- Nếu chỉ số phái sinh VN30F lớn hơn chỉ số cơ sở VN30, thì nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu theo tỷ lệ tạo nên chỉ số VN30, đồng thời bán chỉ số phái sinh VN30F.
- Nếu chỉ số phái sinh VN30F nhỏ hơn chỉ số cơ sở VN30, thì nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tạo nên chỉ số VN30, đồng thời thực hiện lệnh mua chỉ số phái sinh.
Kỹ thuật chênh lệch giá được thực hiện gần đến ngày đáo hạn, độ tin cậy càng cao. Do ngày đáo hạn, giá thanh toán cuối cùng là giá trung bình của 30 phút cuối cùng của chỉ số VN30 và chênh lệch nói chung sẽ thu hẹp giữa phái sinh và cơ sở.
Điểm chốt lời của nhà đầu tư được lấy khi chênh lệch giữa công cụ phái sinh và cơ sở xấp xỉ bằng không, hoặc trong nhiều trường hợp có thể bị bỏ lại để trôi đến cuối ngày đáo hạn. Khi đó, nhà đầu tư sẽ chốt lời bằng cách đóng vị thế đồng thời trên cả thị trường phái sinh và thị trường cơ sở, chênh lệch trước đó giữa công cụ phái sinh và cơ sở là lợi nhuận mà nhà đầu tư có.
Ví dụ: chênh lệch 10 điểm với số điểm 1.000 tương ứng với việc nhà đầu tư kiếm được 1% lợi nhuận từ chênh lệch giá mà hầu như không có rủi ro.
Đây cũng là cách hoạt động của các nhà đầu tư tổ chức có số vốn lớn để mua danh mục đầu tư chứng khoán cơ sở trong rổ VN30.
Ưu điểm thì ít mà rủi ro thì nhiều, Arbitrage sẽ không phù hợp với những nhà giao dịch tay mơ mà là cuộc chơi của những nhà đầu tư, tổ chức có nguồn lực vốn lớn. Vì vậy, nếu bạn là nhà đầu tư nhỏ, Forex.com.vn không khuyến khích bạn thử hình thức kinh doanh này.