Trong phân tích cơ cấu phát triển thị trường tài chính có rất nhiều học thuyết, trong đó, lý thuyết Dow được nhiều người biết đến. Thế nên Forex.com.vn sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin chuẩn cần thiết về lý thuyết nổi tiếng này!
Lịch sử hình thành lý thuyết Dow
Phụ Lục
- 1 Lịch sử hình thành lý thuyết Dow
- 2 6 nguyên lý của lý thuyết Dow
- 2.1 Nguyên lý thứ 1: Thị trường phản ánh tất cả
- 2.2 Nguyên lý thứ 2: Ba xu thế của thị trường
- 2.3 Nguyên lý thứ 3: Ba giai đoạn của xu thế chính
- 2.4 Nguyên lý thứ 4: Chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau
- 2.5 Nguyên lý thứ 5: Khối lượng giao dịch là điều kiện dùng để xác nhận xu hướng
- 2.6 Nguyên lý thứ 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Người sáng tạo ra lý thuyết Dow là Charles H. Dow, đây là nền tảng của nguyên lý cơ bản. Nó được tạo thành qua hằng trăm bài luận do ông nghiên cứu trên “Wall Street Journal”. Các bảng báo cáo chuyên môn này thể hiện sự tin tưởng của Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán. Cũng giống như phương pháp đo lường “sức khỏe” thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.
Đến năm 1902, Charles H. Dow đột ngột qua đời khiến tất cả tài liệu còn dang dở. Do đó người bạn lâu năm của ông “William P. Hamilton” cũng là chủ biên của Wall Street Journal đã tiếp tục nghiên cứu. Sáng tác hoàn thiện cho ra đời lý thuyết Dow như ngày nay.
Đặc điểm lý thuyết Dow
Dow cho rằng thị trường chứng khoán nói chung là thước đo đáng tin cậy. Cho thự trạng chung một nền kinh tế của một quốc gia bất kì. Chỉ bằng cách phân tích tổng quan ta cũng có thể đánh giá chính xác các điều kiện. Cũng như xác định được xu hướng tăng giảm của thị trường và hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ.
Để làm như vậy, Dow chủ yếu dựa vào hai chỉ số: Chỉ số Công nghiệp quốc gia Dow Jones và Chỉ số Đường sắt Dow Jones (là Chỉ số vận tải), được tổng hợp bởi Dow trên Tạp chí Phố Wall. Ông cho rằng chúng có thể biểu thị và phản ánh chính xác thực tế các thực lực trong kinh doanh. Chúng bao gồm hai mảng của một nền kinh tế phát triển của thời bấy giờ: công nghiệp và đường sắt (vận tải). Mặc dù các chỉ số này biến đổi không ngừng cả trăm năm qua. Nhưng lý thuyết này vẫn được sử dụng và trở thành một trong những lý thuyết cơ bản bậc nhất của đầu tư Forex cũng như thị trường tài chính đương đại.
Chiếm phần lớn lý thuyết phân tích kỹ thuật mà chúng ta được biết ở hiện tại đều bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Thế nên, nếu chúng ta muốn hiểu phân tích kỹ thuật trong forex. Ta nên biết 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow.
6 nguyên lý của lý thuyết Dow
Nguyên lý thứ 1: Thị trường phản ánh tất cả
Tiêu đề cơ bản đầu tiên của lý thuyết Dow cho thấy tất cả thông tin. Từ quá khứ đến hiện tại, thậm chí cả tương lai – đang ảnh hưởng đến thị trường, được phản ánh qua giá cổ phiếu và chỉ số.
Thông tin mà Dow cho biết ở đây bao gồm tất cả mọi thứ, từ cảm xúc của nhà đầu tư đến lạm phát, dữ liệu lãi suất. Thứ duy nhất bị loại trừ là những thông tin chưa được biết đến như động đất, sóng thần hay khủng bố. Tuy nhiên, những rủi ro của sự kiện cũng sớm được đưa vào thị trường.
Nguyên lý thứ 2: Ba xu thế của thị trường
- Xu thế cấp 1 trong lý thuyết Dow: Theo lý thuyết Dow, xu hướng cấp 1 là xu hướng quan trọng nhất để xác định thị trường. Nó ảnh hưởng đến sự biến động giá của cổ phiếu. Xu hướng chính cũng sẽ tác động đến các xu hướng phụ và xu hướng nhỏ trên thị trường.
- Xu thế phụ – xu thế cấp 2: Theo lý thuyết Dow, nếu xu hướng chính chỉ di chuyển theo một hướng nhất định, thì xu hướng thứ cấp sẽ di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính.
- Xu thế nhỏ: Xu hướng nhỏ theo lý thuyết Dow không kéo dài quá 3 tuần. Đây là xu hướng được sử dụng để điều chỉnh hoặc có những biến động giá đi ngược lại với xu hướng 2.
Nguyên lý thứ 3: Ba giai đoạn của xu thế chính
Vì xu hướng chính quan trọng nhất, điều này dẫn đến nguyên lý thứ ba của lý thuyết Dow. Cho rằng các giai đoạn được xác định trong xu hướng tăng chính. Bao gồm: giai đoạn tích lũy (phân phối), giai đoạn bùng nổ và giai đoạn của quá trình. Ngược lại, 3 xu hướng giảm của thị trường sẽ là giai đoạn phân phối, giai đoạn giảm mạnh và giai đoạn tuyệt vọng (giai đoạn hoảng loạn).
Xu hướng tăng chính (thị trường bò)
- Giai đoạn tích lũy
- Giai đoạn bùng nổ
- Giai đoạn quá độ
Xu hướng giảm chính (thị trường gấu)
- Giai đoạn phân phối
- Giai đoạn giảm mạnh
- Giai đoạn tuyệt vọng
Nguyên lý thứ 4: Chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau
Theo lý thuyết Dow, sự đảo chiều từ thị trường tăng sang thị trường giảm. Sẽ không được xác nhận nếu không có xác nhận từ 2 chỉ số (chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt). Điều này có nghĩa là các tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ của chỉ số này phải khớp hoặc tương ứng với các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số kia.
Nguyên lý thứ 5: Khối lượng giao dịch là điều kiện dùng để xác nhận xu hướng
Theo lý thuyết Dow, tín hiệu mua và bán dựa trên sự biến động của giá cả. Do đó, khối lượng cũng được sử dụng như một chỉ báo để giúp xác nhận những gì thị trường đang gợi ý cho nhà đầu tư.
Từng nguyên lý này, trong một xu hướng giá của khối lượng tăng sẽ tăng khi giá di chuyển theo đúng xu hướng và giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, khối lượng sẽ tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm.
Nguyên lý thứ 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi dấu hiệu đảo chiều xuất hiện
Xác định xu hướng là để chúng ta không giao dịch ngược chiều hoặc đi ngược lại xu hướng. Theo lý thuyết Dow, nguyên lý thứ sáu cũng được xem như yếu tố cuối cùng. Nguyên lý này tin tưởng rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi có nhiều dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo ngược.
Nhà đầu tư cần kiên nhẫn chờ đợi một bức tranh rõ ràng về việc đảo chiều xu hướng. Vì theo nguyên lý thứ hai chúng ta biết rằng thị trường sẽ có nhiều xu hướng nhỏ (small). Xu hướng thứ cấp nên dễ nhầm lẫn đó thực sự là xu hướng chính hay chỉ là xu hướng điều chỉnh.